Kế hoạch

 

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC

CUỘC THI “SINH VIÊN VỚI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ S&IP

Chủ đề năm 2021

 “Từ ý tưởng đến cơ hội kinh doanh”

 

Nhằm chào mừng Ngày Sở hữu trí tuệ Thế giới (26/4) và Ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam (18/5), kỷ niệm 10 năm hoạt động sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) triển khai kế hoạch tổ chức cuộc thi “Sinh viên với quyền sở hữu trí tuệ S&IP” năm 2021 với các nội dung sau:

A. THÔNG TIN CHUNG

  1. Tên cuộc thi: “Sinh viên với quyền sở hữu trí tuệ S&IP”.
  2. Chủ đề năm 2021: “Từ ý tưởng đến cơ hội kinh doanh”.
  3. Đơn vị chỉ đạo
  • Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh;
  • Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN).

5. Đơn vị tổ chức

  • Trung tâm Sở hữu Trí tuệ và Chuyển giao Công nghệ (IPTC), ĐHQG-HCM;
  • Khu Công nghệ Phần mềm (Khu CNPM), ĐHQG-HCM;
  • Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo và Hỗ trợ tư vấn – Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT), Bộ KH&CN.

6. Đơn vị phối hợp

  • Các đơn vị thành viên, trực thuộc ĐHQG-HCM;
  • Các trường đại học phía Nam;
  • Hội doanh nhân trẻ Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh;
  • Ban Cán sự Đoàn ĐHQG-HCM;
  • Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo ĐHQG-HCM.

7. Đơn vị bảo trợ truyền thông

  • Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (HTV);
  • Tạp chí Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo.

8. Mục tiêu cuộc thi

  • Thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong sinh viên, tận dụng những cơ hội do cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 mang lại;
  • Thúc đẩy hoạt động kết nối giữa trường đại học với các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ;
  • Nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò của sở hữu trí tuệ trong thời chuyển đổi số;
  • Phát huy khả năng sáng tạo, tạo sân chơi khoa học, trí tuệ bổ ích cho sinh viên;
  • Tìm kiếm những ý tưởng, sáng kiến, hiến kế hoặc giải pháp cụ thể thiết thực trong đội ngũ sinh viên để triển khai, ươm tạo thành những doanh nghiệp khởi nghiệp tiềm năng;
  • Tạo điều kiện giới thiệu dự án khởi nghiệp của sinh viên ra thị trường quốc tế;
  • Thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với những dự án đạt yêu cầu, góp phần gia tăng số lượng đơn đăng ký sở hữu trí tuệ.

B. THÔNG TIN CHI TIẾT

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ THI

  1. Đối tượng dự thi

Sinh viên, nhóm sinh viên đang học tập tại các trường đại học khu vực phía Nam (từ Đà Nẵng đến Cà Mau).

  1. Điều kiện dự thi

Các dự án tham gia S&IP 2021 phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ứng dụng nền tảng công nghệ số;
  • Giải quyết những vấn đề cụ thể của thực tiễn;
  • Dự án dự thi chưa từng đạt các giải thưởng cấp tỉnh/thành trở lên;
  • Dự án đã từng tham gia S&IP 2020 nhưng chưa đạt giải Top 10;
  • Dự án không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định hiện hành;

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC

  1. Thành phần Ban Tổ chức bao gồm:
  • Ông Nguyễn Minh Tâm – Phó Giám đốc ĐHQG-HCM, Trưởng ban;
  • Ông Trần Lê Hồng – Cục Sở hữu trí tuệ, Phó Trưởng ban;
  • Bà Nguyễn Minh Huyền Trang – Giám đốc Trung tâm SHTT&CGCN, Phó Trưởng ban, Thường trực Ban tổ chức;
  • Ông Nguyễn Văn Hiếu – Phó Truởng ban Ban Khoa học và Công nghệ, ĐHQG-HCM, Thành viên;
  • Ông Trần Anh Cường – Phó Trưởng ban Ban Công tác Sinh viên, ĐHQG-HCM, Thành viên;
  • Ông Huỳnh Kim Tuớc – Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, Thành viên;
  • Ông Lê Nhật Quang – Phó Giám đốc Khu Công nghệ Phần mềm, Thành viên;
  • Bà Phùng Thị Diệu Huơng – Bí thư Ban Cán sự Đoàn ĐHQG-HCM, Thành viên.
  1. Thành phần Ban Thư ký bao gồm:
  • Ông Ngô Hữu Thống – Chánh Văn phòng Trung tâm SHT&CGCN ĐHQG-HCM, Trưởng ban;
  • Bà Nguyễn Thị Hoàng Hạnh – Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tư vấn – Cục Sở hữu Trí tuệ, Phó Trưởng ban;
  • Ông Vương Hoàng Nguyên – Trưởng phòng Sở hữu trí tuệ Trung tâm SHT&CGCN ĐHQG-HCM, Thành viên;
  • Bà Phạm Hồng Ngọc – Chánh Văn phòng Ban Cán sự Đoàn ĐHQG-HCM, Thành viên;
  • Bà Trần Thị Phương Anh – Phó Trưởng phòng Chuyển giao công nghệ Trung tâm SHT&CGCN ĐHQG-HCM, Thành viên;
  • Ông Lâm Hậu Nil – Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo ĐHQG-HCM, Thành viên.
  1. Thành phần hội đồng giám khảo bao gồm:
  • Chuyên gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Cục SHTT và Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh;
  • Các Doanh nhân đã khởi nghiệp thành công;
  • Các Doanh nhân đã khởi nghiệp thành công;
  • Các chuyên gia trong các lĩnh vực công nghệ, chuyển đổi số;
  • Chuyên gia đào tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;
  • Đại diện các Quỹ đầu tư.

III. CƠ CẤU CUỘC THI

  1. Vòng 1: Sơ tuyển
  • Thời gian: Từ ngày 19/3/2021 đến 30/6/2021;
  • Hoạt động:
    • Ngày 19/3/2021: Thông báo phát động và bắt đầu nhận hồ sơ trực tuyến.
    • Ngày 26/4/2021: Hội thảo ra mắt “Cuộc thi Sinh viên với Quyền sở hữu trí tuệ”.
    • Tổ chức bình chọn trực tuyến giải thưởng “Top10 dự án được yêu thích”.
    • Sơ tuyển chọn ra khoảng 30 dự án xuất sắc để vào vòng tiếp theo.
  1. Vòng 2: Huấn luyện
  • Thời gian: 01/7/2021 đến 31/8/2021;
  • Hoạt động:
    • Tổ chức khoá huấn luyện về khởi nghiệp và sở hữu trí tuệ cho các nhóm dự án;
    • Tổ chức giới thiệu các dự án tham gia “Chương trình kết nối mentor và các nhóm dự án” với các buổi huấn luyện 1-1 nhằm hoàn thiện thuyết minh dự án;
    • Các Mentor sẽ chấm điểm dự án dựa vào tiêu chí do BTC cung cấp;
    • 10 dự án tốt nhất được Ban tổ chức và các mentor lựa chọn để vào vòng tiếp theo.
  1. Vòng 3: Hội thảo chuyên đề
  • Thời gian: Tháng 8/2021;
  • Hoạt động: Các hội thảo, tập huấn chuyên sâu về sở hữu trí tuệ và các vấn đề liên quan đối với các dự án khởi nghiệp.
  1. Vòng 4: Chung kết và xếp hạng
  • Thời gian: Dự kiến trong tháng 9/2021
  • Hoạt động:
    • Top10 dự án tốt nhất thuyết trình trước Hội đồng Giám khảo để chọn ra dự án xuất sắc nhất để trao các giải thưởng;
    • Vinh danh các tác giả và dự án xuất sắc nhất cuộc thi, hỗ trợ kết nối ươm tạo thành những doanh nghiệp tiềm năng;
    • Tri ân các nhà tài trợ, đối tác đồng hành.

IV. QUYỀN LỢI CỦA CÁC DỰ ÁN THAM GIA DỰ THI

  1. Được tham gia các khoá huấn luyện, tư vấn đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, tư vấn hoàn thiện công nghệ, mô hình kinh doanh, kỹ năng gọi vốn…
  2. Cơ hội gọi vốn thành công trước các nhà đầu tư, Quỹ khởi nghiệp;
  3. Các dự án xuất sắc sẽ nhận được các giải thưởng gồm:
  • 01 Giải Nhất: với tổng giá trị 35.000.000 đồng
  • 01 Giải Nhì: với tổng giá trị 10.000.000 đồng
  • 01 Giải Ba: với tổng giá trị 8.000.000 đồng
  • 02 Giải Khuyến khích: mỗi giải có giá trị 5.000.000 đồng
  • 05 Giải dự án tiềm năng: mỗi giải có giá trị 4.000.000 đồng
  • 10 Giải dự án được yêu thích: mỗi giải trị giá 500.000 đồng
  • 01 Giải dự án tiềm năng phát triển quốc tế (Nhật Bản): với tổng trị giá 20.000 đồng.

Ngoài các giải thưởng trên, các dự án đạt giải còn có cơ hội nhận được các gói hỗ trợ sau:

  • Gói hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của IPTC trị giá không quá 20 triệu đồng/dự án;
  • Gói hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp của Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo ĐHQG-HCM trị giá không quá 100 triệu đồng/dự án/năm;
  • Gói hỗ trợ Amazon Web Services (AWS) trị giá không quá 2.000USD/dự án/năm;
  • Gói tư vấn khởi nghiệp tại thị trường Nhật Bản.

Trên đây là khai kế hoạch tổ chức cuộc thi “Sinh viên với quyền sở hữu trí tuệ S&IP” năm 2021 của ĐHQG-HCM đề nghị các đơn vị phối hợp thực hiện.

Để biết thêm thông tin chi tiết về cuộc thi, vui lòng truy cập vào trang web của cuộc thi tại địa chỉ: https://iptc.vn/sip/

Download toàn văn kế hoạch Tại đây

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: ThS. Ngô Hữu Thống, Chánh Văn phòng Trung tâm Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao Công nghệ ĐHQG-HCM, Thường trực Ban tổ chức; ĐT: (028) 37242181 – DĐ: 0911471288, email: nhthong@vnuhcm.edu.vn, địa chỉ: Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao Công nghệ ĐHQG-HCM, P.519 Nhà Điều hành ĐHQG-HCM, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.