WeShare – Tiêu dùng hạnh phúc (Shop & Share) (MS: 052)

TÁC GIẢ

Trương Quốc Đạt – Trường: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

Nguyễn Lê Phương Uyên – Trường: Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG-HCM

Phạm Minh Thảo – Trường: Đại học Quốc tế – ĐHQG-HCM

Trần Lê Diệp Anh – Trường: Đại học Kinh Tế TPHCM

TÊN DỰ ÁN

WeShare – Tiêu dùng hạnh phúc ( Shop & Share)

Thông qua hình thức Affiliate Marketing, ​​WeShare là ứng dụng gây quỹ lâu dài, bền vững cho các tổ chức xã hội từ đơn hàng online tại Shopee, Lazada, Tiki, Biti’s, Agoda … và hơn 100 nhãn hàng khác. Lên đến 30% giá trị đơn hàng sẽ được quyên góp cho các hoạt động, các tổ chức xã hội mà không tốn thêm bất kì chi phí nào!

(Hình 1: WeShare sau 3 tháng hoạt động)

VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT LÀ GÌ?

2.1 Từ những điều tưởng chừng nhỏ bé trong cuộc sống:

(Hình 2: Các vấn đề xã hội vẫn chưa được giải quyết)

Chắc hẳn mọi người đều đã từng chứng kiến một trong các hình ảnh này. Những đứa trẻ vùng cao vui mừng được ăn bữa cơm ngon nhất năm với một bát cơm và vài miếng thịt gà, thiếu thốn đồ ăn, áo quần, sách vở, và cả trường học. Những bạn học sinh, sinh viên nghèo nhưng vẫn cố gắng hàng ngày theo đuổi con chữ. Những người nghèo, người vô gia cư lo ăn từng bữa, khi đói khi no.

Những hình ảnh của đợt bão lũ lịch sử ở miền Trung năm vừa rồi, nhà cửa chìm trong biển nước, tính mạng của người dân ngàn cân treo sợi tóc, sạt lở ở Nam Trà My, tang thương bao phủ, người dân cần một nơi an cư, rồi cần một nguồn vốn để lạc nghiệp và cho con ăn học, đổi đời. Hay những hình ảnh rác thải nhựa ngập tràn mọi nơi, rừng cây bị tàn phá chỉ còn những quả đồi trống, rặng san hô giờ chỉ còn trơ trọi cát.

(Hình 3: Hiện nay, có khoảng 475 tổ chức cộng đồng tại Việt Nam)

Theo vietnam causes, hiện có hơn 400 tổ chức xã hội được thành lập để giải quyết từng vấn đề ở trên. Hàng năm, họ phải tìm kiếm sự đóng góp của các doanh nghiệp, cá nhân, và hoạt động trong phạm vi nguồn lực có được. Số tiền không đủ lớnkhông bền vững, điều này càng thấy rõ trong đại dịch Covid từ đầu năm 2020 đến nay, khi mà các doanh nghiệp hay mỗi cá nhân đều phải thắt lưng buộc bụng hơn. Trong khi đó, ngoài kia còn rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn, còn nhiều nơi là các vùng trũng kinh tế cần được hỗ trợ, còn nhiều quả đồi cần được phủ xanh, …

Hằng năm, các tổ chức xã hội phải bỏ ra nhiều nguồn lực để gây quỹ, duy trì các hoạt động của mình. Hình thức gây quỹ hiện tại chủ yếu là quyên góp bằng tiền thông qua chuyển khoản, hoặc thông qua các nền tảng quyên góp. Tuy nhiên, mọi người còn gặp nhiều rào cản trong việc quyên góp tiền như không phải lúc nào cũng có tiền để quyên góp, không biết đến các tổ chức, quan tâm đến hoạt động cấp bách hơn như bão lũ, covid, mình không quyên góp thì vẫn còn nhiều người khác.

2.2. WeShare tự hào góp phần gây dựng những giá trị lớn lao:

(Hình 4: Mô hình hoàn tiền thông qua tiếp thị liên kết Affiliate Marketing)

Khi đang tìm hiểu về tiếp thị liên kết và biết đến các ứng dụng mua sắm hoàn tiền. Với ứng dụng này, người dùng sẽ được hoàn một số tiền dựa trên mỗi đơn hàng tại các trang mua sắm như Shopee, Tiki, Lazada,… Một ý tưởng bỗng nảy ra, nếu chúng ta dùng số tiền này để quyên góp thì sao. Nhờ đó, ai cũng có thể quyên góp một cách dễ dàng, thường xuyên từ các đơn hàng hằng ngày của mình.

(Hình 5: Dự báo tăng trưởng thị trường – Market Size)

Ngay lập tức tôi gọi cho hai bạn cũng làm trong ngành sản phẩm công nghệ để chia sẻ về ý tưởng này. Sau đấy, cả ba miệt mài lao vào nghiên cứu mô hình này thì biết được rằng thị trường cashback ở Việt Nam cực kì tiềm năng, có giá trị hàng trăm triệu cho đến hàng tỷ đô, cho dù chỉ chiếm một thị phần nhỏ đi chăng nữa, chúng ta vẫn có thể thay đổi cuộc sống của hàng triệu người khó khăn ngoài xã hội. “Đi sâu vào khảo sát, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số ghi nhận ước tính có khoảng 44,8 triệu người Việt đã tham gia thương mại điện tử, giá trị đơn hàng mua sắm trực tuyến trung bình 225 USD/người, tăng đáng kể so với 160 USD của năm 2015.“ — tuoitre.vn

(Hình 6: Với 6 triệu đô tỷ mỗi năm, chúng ta có thể làm được nhiều điều cho xã hội)

Theo quy mô thị trường và kế hoạch tăng trưởng, WeShare có thể đóng góp hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, chúng ta có thể cùng nhau xây dựng hàng trăm ngôi trường, hàng trăm kilomet đường, hàng trăm cây cầu nhỏ cho trẻ em, người dân ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Chúng ta còn có thể cùng nhau xây hàng trăm ngôi nhà cho các hộ gia đình nghèo, hay giúp người dân tiếp cận được với y tế, nước sạch,… Hoặc đơn giản hơn, trao tặng hàng triệu bữa ăn cho những người có hoàn cảnh khó khăn, để những bữa cơm có thịt, những hộp sữa không còn là điều xa xỉ nữa. Điều này đồng nghĩa với, trong một năm, WeShare có thể xây dựng đầy đủ trường học cho trẻ em vùng cao ở Việt Nam.

ĐÃ CÓ NHỮNG GIẢI PHÁP NÀO HIỆN NAY ĐỂ XỬ LÝ VẤN ĐỀ TRÊN? HẠN CHẾ LÀ GÌ?

Với những hình thức quyên góp thông thường, mọi người thường phải donate bằng tiền mặt, chuyển khoản qua ngân hàng, và tiện lợi hơn là quyên góp qua các phương tiện ví điện tử. Mỗi người muốn quyên góp, đều phải bỏ tiền túi của mình ra để ủng hộ cho các tổ chức xã hội.
Ở WeShare, người mua hàng không cần phải bỏ ra một đồng nào để quyên góp cho các tổ chức xã hội. Chúng tôi là nền tảng quyên góp miễn phí từ các đơn hàng trên sàn thương mại điện tử. Chỉ cần mua hàng, tiền quyên góp là miễn phí.

Người dùng có thể quyên góp một cách thường xuyên và không mất phí, khác với các ứng dụng ví điện tử ở chỗ: WeShare là một sự dài hạn, xuyên suốt, một nguồn vốn lâu dài. Còn các ứng dụng ví điện tử thì quyên góp theo từng chiến dịch, không có tính thường xuyên và thu lại nguồn quỹ chưa bền vững

GIẢI PHÁP BẠN ĐỀ XUẤT LÀ GÌ

4.1 Chúng tôi là ai?

(Hình 5: Mô hình hoạt động)

WeShare là ứng dụng ra đời với sứ mệnh giải quyết vấn đề gây quỹ lâu dài, bền vững cho các tổ chức xã hội thông qua mô hình Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết). Mọi người đều có thể quyên góp dễ dàng và thuận tiện.

Với mỗi đơn hàng tại đối tác của WeShare như Shopee, Lazada, Tiki, Biti’s, Agoda … và hơn 100 nhãn hàng khác, bạn có thể đóng góp lên đến 30% giá trị đơn hàng cho các tổ chức xã hội, từ thiện mà không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào!

4.2 Những con số ấn tượng:

(Hình 8: Đối tác, các tổ cức xã hội và số người donate đã đồng hành cùng WeShare)

 

Bắt đầu phát triển từ 8/2020, hiện tại:

  • – Đã có trên Google PlayApp Store.
  • – Đã liên kết với hơn 100 đối tác bán hàng bao gồm Tiki, Shopee, Lazada, Sendo, The Coffee House, Agoda, Nike, Adidas và rất nhiều trang mua sắm, đặt phòng khác.
  • – Đã ký kết hợp tác gây quỹ với 5 tổ chức xã hội uy tín ở Việt Nam như Làng Trẻ em SOS, VietSeeds Foundation, Green Vietnam Fund, Journey Of YouthSaigon Children’s Charity.
  • – Cùng Biti’s đồng hành và hỗ trợ 200 triệu đồng trong chiến dịch “Góp gió tạo bão”, quyên góp cho Quỹ vắc-xin Covid-19

  • – Đồng tổ chức cùng AIESEC trong chiến dịch The Sound of Leadership tháng 5 vừa rồi, tiếp cận hàng chục nghìn người.

4.3 WeShare tự tin với những điều khác biệt:

Trung bình 1 tháng 1 người dùng WeShare quyên góp 20,000đ, nếu qua các ứng dụng Cashback, số tiền tích lũy sẽ là khoảng 15,000đ, rất nhỏ và không xứng đáng với những gì họ phải làm, phải tích lũy đủ nhiều (khoảng 50,000đ) và chờ đợi rất lâu mới có thể nhận được số tiền đó.

  • Ở WeShare, mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy được ngay một tác động lớn hơn, bền vững và tăng đều đặn mà mình đã đóng góp vào, trở thành “ngọn gió” của “cơn bão hàng chục, hàng trăm tỷ đồng” mỗi năm cho các hoạt động xã hội. Cảm giác tốt đẹp, ý nghĩa đó giúp người dùng sẵn sàng quay lại, nhớ đến WeShare mỗi khi tiêu dùng online.
  • WeShare dễ lan tỏa hơn vì tính xã hội.
  • Cũng nhờ đó giúp WeShare tiết kiệm chi phí vì nhận được sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp; các tổ chức xã hội như Làng trẻ em SOS, VietSeeds Foundation, Green Vietnam Fund; các tổ chức như AIESEC,…

Để thành công, WeShare không cần chiếm lĩnh toàn bộ thị trường Affiliate Marketing. Khác với các mô hình CashBack khác đang cạnh tranh với nhau. WeShare có hướng đi riêng, trở thành nền tảng quyên góp hàng đầu mang lại giá trị cho xã hội, với Shop&Share là sản phẩm đầu tiên, sẽ phát triển thêm nhiều sản phẩm nữa để deliver được lượng quyên góp lớn hơn cho các tổ chức xã hội.

4.4 Vậy thị trường hiện nay có đủ lớn?

WeShare tích hợp với đối tác thuộc tất cả các lĩnh vực E-Commerce, Online Travel Agent, Ride-hailing, Food Delivery và cả dịch vụ tài chính.

Đây là một thị trường rất lớn, hàng chục tỷ đô và tăng trưởng ấn tượng mỗi năm.

Vào năm 2023, doanh thu của những ngành này đạt mức 18 tỷ đô, và con số này vào năm 2025 là 24 tỷ đô.

10% là con số ước tính doanh thu của nhóm này đến từ Affiliate Marketing. Con số được ước tính dựa trên thị trường Đông Nam Á.

5% là mức commission trung bình của các nhãn hàng, đã tính dựa trên các yếu tố thị phần.

WeShare đặt mục tiêu đạt 4% thị phần vào năm 2023, tương ứng với 300.000 active users và 12% thị phần vào năm 2025, tương ứng với 1 triệu active users.

Đây là một kế hoạch đầy tham vọng nhưng khả thi.

Ngoài việc tạo ra một nguồn quỹ lớn nhờ thị trường lớn, WeShare còn có thể tạo ra nguồn quỹ bền vững nhờ tần suất mua hàng thường xuyên của người dùng.

Qua đó, WeShare có thể đóng góp gần 4 triệu đô vào năm 2023, hơn 14 triệu đô vào năm 2025.

4.5 Những giá trị chúng tôi tự tin mang đến:

Trung bình mỗi năm từ 2022-2025, WeShare có thể đóng góp được 6 triệu đô.

Con số này tương ứng với:

  • Xây dựng 150 ngôi trường
  • Nuôi được 6000 trẻ em, người già
  • Hỗ trợ 10.000 suất học phí cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
  • Trồng được 7 triệu cây rừng

Hãy bình chọn để ủng hộ nhóm dự án! Thời hạn bình chọn đến hết ngày 7/7/2021
259 votes
Bình chọnKết quả
Tham gia nhóm thảo luận với S&IP ngay tại: