TÊN TÁC GIẢ/ NHÓM TÁC GIẢ
Nguyễn Thuận Hòa, Trường Đại học FPT HCM
Dương Quốc Trung, Trường Đại học Quốc tế – ĐHQG-HCM
Phạm Thị Hồng, Trường Đại học Kinh tế – Luật
Trần Thanh Ngọc, Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM
VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
Tôi muốn thực hiện dự án này vì đây là dự án mà tôi đã ấp ủ được 2 năm, và vì nó là một thị trường tiềm năng trong thời đại này và kể cả trong tương lai, khi mà Làn sóng khởi nghiệp đang dần lớn lên trên toàn Thế Giới nói chung và Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu thiết kế ai ai cũng có.
- 1 phần là giúp cho các Freelancer hạn chế được việc “một khách hàng, trăm comment”, gây ra việc các designer có tay nghề phụ hợp nghĩ rằng mình đã tới trễ. Một phần là để giúp cho các khách hàng dễ dàng phân loại các designer tùy theo nhu cầu lĩnh vực mà dự án cần, cùng với chất lượng và mức giá hợp lý.
- Hạn chế việc lãng phí thời gian, công sức trong việc xem xét các mẫu demo của Designers có thực sự phù hợp với gu thẩm mỹ của dự án hay không.
- Bên cạnh đó, loại bỏ được việc các designer bị “Mất liên lạc” với khách hàng chỉ khi vừa mới bàn giao bản Demo dự án vì nhiều khả năng là do khách hàng đã ăn cắp ý tưởng và giao lại cho một bên khác họ dựa vào và vẽ lại với mức giá rẻ hơn.
- Tại các nền tảng như FreelancerViet, Vlance, We help : Khách hàng ưu tiên những designer đã được thuê từ trước điều này khiến cho các designer mới tham gia nền tảng không có cơ hội chen chân vào.
Đây là cơ hội để giải quyết được vấn đề này bởi vì đây chính là một trong những vấn đề nhức nhối trong lĩnh vực thiết kế. Chưa kể đến đây là giai đoạn khi mà làn sóng khởi nghiệp đang dần lớn lên trên toàn Thế Giới thì nhu cầu thiết kế (Logo, Nhận diện thương hiệu, quảng cáo,…) cũng thuận theo mà lớn dần lên. Những người sẵn sàng tham gia sẽ là những nhà thiết kế tự do, hoặc những nhà thiết kế ngoài công việc chính nhưng vẫn muốn kiếm thêm thu nhập, Các doanh nghiệp, các hộ doanh nghiệp có nhu cầu cần thiết kế. Chưa kể các doanh nghiệp mới thành lập tăng trưởng trung bình hơn 10000 doanh nghiệp mỗi tháng đem đến thị trường khổng lồ cho ngành này.
ĐÃ CÓ NHỮNG GIẢI PHÁP NÀO HIỆN NAY ĐỂ XỬ LÝ VẤN ĐỀ TRÊN
- Khách hàng khó khăn trong việc tìm các Designer có trình độ hoặc thẩm mỹ phù hợp với nhu cầu thiết kế của mình: VLance có tính năng tổ chức cuộc thi, nhận nhiều mẫu, mẫu nào ok thì khách hàng trả tiền (Tuy nhiên hạn chế của vấn đề này lại chỉ có lợi cho khách hàng trong việc chọn được sản phẩm như ý, Còn các designer đã bỏ công sức thì lại không được đáp trả. Chưa kể chưa chắc các doanh nghiệp cũng đã chọn được sản phẩm như ý trong số 100 sản phẩm được gửi đến mà mình thậm chí còn không có quyền thay đổi một số chi tiết như ý muốn.Nền tảng của chúng tôi muốn đem lại sự công bằng cho cả nhà thiết kế và khách hàng)
- Designer bị khách hàng “Ăn cắp ý tưởng”: freelancerViet.vn, số tiền tạm ứng cho các hạng mục công việc sẽ được tạm giữ cho tới khi nhà tuyển dụng đồng ý với kết quả công việc của freelancer, và sẽ được hoàn lại nếu công việc không được hoàn thành. (Tuy nhiên việc này hạn chế lại nằm ở mô hình khi việc khách hàng có thể lén chụp lại ý tưởng đó và đem cho các nhà thiết kế khách với mức giá rẻ hơn đồng thời còn lấy lại được số tiền tạm ứng)
- Tại các nền tảng như FreelancerViet, Vlance, We help : Khách hàng ưu tiên những designer đã được thuê từ trước vô tình khiến các designer mới tham gia không có chỗ đứng : Hiện nay vẫn chưa có giải pháp cho vấn đề này.
GIẢI PHÁP BẠN ĐỀ XUẤT
- Công nghệ Mã hóa hình ảnh (Mắt thường có thể thấy bản demo nhưng không thể dùng thiết bị bên ngoài chụp lại hình), một số các chức năng cấm chụp màn hình, hoặc file ảnh không thể share ra bên ngoài. (Tránh việc ăn cắp ý tưởng)
- Công nghê AI phân tích hành vi của khách hàng để dễ dàng trong việc đưa ra các đề xuất cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc tìm các designer phù hợp.
- Chỉ tập chung vào một lĩnh vực thiết kế về mỹ thuật nói chung (2D,3D,Đồ họa, nhận diện thương hiệu thương hiệu,Thiết kế web,app…) (Đây là giải pháp cho một số các nền tảng đối thủ khác như FreelancerViet, Vlance, We help vì họ tập trung dàn trải quá nhiều lĩnh vực Freelancer (Freelancer IT, designer, Content writer, Marketing,…).
- Sử dụng phương pháp tương tự SEO: Trả phí để đẩy profile lên đầu. (Giải quyết cho vấn đề các designer mới không được chú ý nhiều, Việc Push up profile bằng việc trả phí sẽ giúp cho các designer được Highlight và đẩy lên đầu danh sách bộ lọc của bên khách hàng giúp tăng sự chú ý).
- Cung cấp Profile và Portfolio của designer (Giúp khách hàng dễ dàng định hướng thẩm mỹ) , Có bộ lọc (Riêng về từng chuyên ngành hẹp, Giá, Đánh giá, Loại hình sản phẩm (Logo, Catalog,Web,…)
- Có thu phí đặt cọc (Quyền lợi dành riêng cho các Designer VIP sẽ được hưởng cọc với tỷ lệ % cao hơn) nền tảng sẽ là người thu trung gian, tùy vào tình hình sẽ hoàn trả lại cho khách hoặc chuyển cho Designer (Trong trường hợp khách hàng cố tình cắt đứt liên lạc hoặc hủy dịch vụ với lý do không chính đáng).
- Với tất cả những gì mà tôi phân tích ở trên, đây là một dự án có thị trường tiềm năng vô cùng lớn, và điều có thể mang lại lợi nhuận trong vòng 2 đến 3 năm là điều tôi có thể tin chắc.
- Hiện nay, đang có khoảng 800.000 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam (Tính đến tháng 10 năm 2020), và tỷ lệ thành lập doanh nghiệp mới mỗi tháng trung bình là 10.5% (Theo số liệu của cục thống kê)
- Nếu dự kiến năm đầu tiên là năm khó khăn của dự án, chỉ cố gắng thu hút được 5% tổng số doanh nghiệp trên (không tinh đến tỷ lệ doanh nghiệp mới thành lập) là khoảng 40.000 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp mỗi quý chi ra trung bình 1.500.000đ cho tiền thiết kế (chỉ riêng cái ấn phẩm nhỏ giá rẻ, chưa tính các sản phẩm lớn hơn) là khoảng 6.000.000đ/ năm, và nền tảng chỉ hưởng 15% tiền hoa hồng (Chưa kể các doanh thu từ dịch vụ khác, và rẻ nhất so với trên các nền tảng khác (khoảng từ 20-25%)) Thì ta sẽ có doanh thu dự kiến trong năm đầu là khoảng 36 Tỷ VNĐ. Và số doanh thu vừa nêu nếu kịch bản tệ nhất là không giữ chân được khách hàng hoặc việc thất thoát nguồn khách hàng thì vẫn đủ để chi trả các chi phí trong khoảng 6-8 tháng.
- Về tương lai của dự án:
- Nếu được đầu tư tốt về mặt chiến lược, nâng cấp và thích nghi với môi trường một cách thường xuyên thì nền tảng này rất có thể trở thành tiềm năng trở thành 1 Unicorn mới của Việt Nam trong tương lai không xa. Khi mà Canva (Một nền tảng cung cấp giải pháp thiết kế cho người nghiệp dư) Đã được định giá 1 tỷ USD chỉ sau 5 năm hoạt động. Thì chúng tôi đây cũng rất có niềm tin vào tương lai của dự án này. Ít nhất theo dự kiến sẽ đạt Break Even point trong vòng 3 năm (Thậm chí có thể nhanh hơn nếu biết cách phân phối vốn hợp lí và cùng với sự đồng hành chiến lược, nguồn lực từ các chuyên gia và các nhà đầu tư)
- Dự kiến khoảng sau 2 năm sẽ đưa lên Shark Tank (Hoặc một số quỹ đầu tư mạo hiểm lớn) để gọi vốn (Ngoài mục đích gọi vốn thì còn để tăng Traffic cho nền tảng, lan tỏa dự án đến cho mọi người, đồng thời đẩy nhanh quá trình phát triển để chiếm lĩnh thị trường).
- Sau 5 năm sẽ phủ rộng đến các quốc gia trên khắp Thế Giới.
- Khoảng 10 năm trở thành một trong những công ty về Công nghệ và đầu tư đa lĩnh vực lớn trên Thế Giới.
- Và để đạt được những điều trên, số vốn cần thiết trong khoảng 20 tỷ (trong vòng 1 năm số vốn sẽ được phân chia vào việc bảo trình, nâng cấp hệ thống, tiền marketing sản phẩm, Chi phí để tạo các Voucer ưu đãi cho các khách hàng mới, Chi phí vận hành hệ thống,…).
- Khi mọi thứ đạt được những điều trên, tôi nghĩ tôi đã trưởng thành hơn về các kiến thức về kinh doanh, đàm phán và chiến lược, sẽ trở thành một cố vấn, chỗ dựa tốt cho Doanh nghiệp sau này.)