Bánh thanh long giòn (MS: 020)

Tác giả:

Nguyễn Ngọc Linh, Trần Thị Yến Nhi, Bạch Long Giang  – Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành

VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

Việt Nam là quốc gia có nền nông nghiệp chủ lực, với lợi thế về vị trí địa lý và vùng khí hâu nhiệt đới gió mùa. Trong những năm gần đây, nông nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều thay đổi quan trọng trong cơ cấu sản xuất, cũng như xuất khẩu và đặc biệt là với những chính sách hỗ trợ tích cực của địa phương và nhà nước. Bởi các lợi thế từ số lượng và cả chất lượng rau quả, Việt Nam cung cấp một số lượng lớn cho thị trường tiêu thụ trái cây cả nội địa và quốc tế chủ yếu tập trung vào: thanh long, chuối, xoài, thơm, bưởi và nhiều loại trái cây khác. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, ngành xuất khẩu rau quả đạt gần 309,62 triệu USD, tăng 12,8% (tháng 01/2021) so với tháng 12/2020 và tăng hơn 10,3% so với đầu năm trước. Trong đó, thanh long có sức cạnh tranh mạnh mẽ với nhiều lợi ích sức khỏe như ngăn ngừa ung thư, tiểu đường, chống oxy hóa, đẹp da. Thanh long đem lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao cho người dân và nhà nước. Thanh long tại Việt Nam có ba vùng trọng điểm chính là Bình Thuận, Long An, Tiền Giang… Đặc biệt, thanh long tại Bình Thuận có sản lượng đạt 697.000 tấn (theo thống kê Sở Nông nghiệp và Phát triển nông nông từ năm 2020 đến đầu năm 2021) và chất lượng cao nhất nước. Trong những năm qua thanh long Bình Thuận mang lại nhiều lời ích kinh tế từ việc chuyển đổi trong cơ cấu sản xuất và mở rộng diện tích đất sản xuất thanh long, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân tại địa phương, đóng góp vào nên kinh tế địa phương phát triển. Cùng với lợi thế thanh long Bình Thuận được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại 13 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nguồn trái cây này mở ra một tiềm năng lớn trong công tác chế biến, đa dạng hóa và thương mại sản phẩm không chỉ trong nước mà còn trên thị phần tiêu dùng ngành hàng thực phẩm quốc tế.

Tuy vậy, Bình thuận là một tỉnh chịu nhiều sự tác động mạnh mẽ của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Do đó, việc sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn. Tình trạng thiếu nước tưới tiêu diễn ra khá phổ biến khi vào mùa nắng, thời tiết diễn biến phứt tạp dẫn đến nhiều loại sâu bênh phát triển mạnh trên cây thanh long, khiến năng suất và chất lượng thanh long giảm. Bên cạnh đó, việc thương lái thu mua thanh long tại các vườn diễn ra rất khó khăn vì chưa quy hoạch được vùng thu mua thanh long. Song song với việc khó khăn khi mua hàng, việc ép giá từ các thương lái diễn ra khá phổ biến. Tại các thời điểm thanh long khan hiếm giá cao bất thường các thương lái đến tận vườn để mua hàng. Ngược lại, giá thanh long xuống thấp, việc người dân cắt bỏ hoặc để chín quá thời gian thu hoạch trên cây diễn ra liên tục. Ngoài ra, chất lượng thanh long khó đồng đều và cơ giới hóa trên diện rộng. Song song đó, tác động nền kinh tế chung toàn cầu bởi Covid 19 kéo theo sự thất thường và khó bình ổn của thị trường thanh long. Nhu cầu về kho bãi, kho lạnh trữ hàng tạo ra sức ép không chỉ người trồng và cho cả vựa thu mua, thương lái trong nước.

Bởi vậy, việc quy hoạch và đề ra một số giải pháp giúp đem lại giá trị cho thanh long là cần thiết. Bên cạnh đó, nguồn thanh long có sẵn tại Bình Thuận rất có niềm năng để phát triển các sản phẩm liên quan. Một số sản phẩm hiện đang có trên thị trường liên quan đến thanh long như nước ép, đồ uống lên men, rượu, sấy, dầu từ hạt thanh long, và trà từ hoa thanh long được nghiên cứu và phát triển. Nhằm đa dạng hóa các sản phẩm và cũng nhằm giải quyết các vấn đề cấp thiết của thanh long tại Bình Thuận nói riêng và cả nước nói chung. Bánh Thanh long giòn là một sản phẩm đột phá, mang lại một cái nhìn mới về các sản phẩm ăn liền như bánh snack hay chips từ trái cây, bánh Thanh long giòn được lấy ý tưởng từ những cái nhìn thực tế từ việc sản xuất đến thương mại hóa. Thanh long được thu hoạch từ 30-40 ngày kể từ lúc ra hoa, qua một khoảng thời gian khá dài thanh long sẽ được loại bỏ những trái chưa đạt chất lượng hoặc có quá nhiều trái. Bên cạnh đó, vào các thời điểm giá thấp thanh long hầu như trở thành phế phẩm được bỏ ngoài vườn hoặc làm thức ăn cho gia súc, cá. Vì vậy, bánh Thanh long giòn được sản xuất nhằm tận thu nguồn thanh long non chưa đạt chuẩn, giải quyết lượng thanh long dư thừa bởi biến động thị trường, cũng như quy hoạch lại phương thức sản xuất của người dân nhằm giúp cho thanh long có chất lượng đồng đều hơn.

Việc ủng hộ các sản phẩm Việt ngày càng trở thành trào lưu mới và thu hút rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Các chương trình chính sách từ Chính phủ (như OCOP) luôn từng bước hỗ trợ từ liên kết HTX bao tiêu đầu vào đầu ra đến việc mang khoa học công nghệ, ứng dụng Chuyển đổi số trong thương mại để thúc đẩy hệ sinh thái nông nghiệp từ nông trại đến bàn ăn. Các hiệp định giữa Việt Nam với Hiệp hội các nước Đông Nam Á được kí kết; các điểm kết nối cung cầu; thí điểm giới thiệu sản phẩm đặc trưng vùng miền được thành lập, thúc đẩy ngành hàng bán lẻ phát triển tại Việt Nam. Sau khi phát triển ổn định tại thị trường trong nước, việc xuất khẩu sang các nước là một bước ngoặt cho một sản phẩm hoàn toàn mới. Vì vậy, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và liên kết vùng nguyên liệu đến kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra bánh Thanh long giòn là những điểm sáng và khả thi, hứa hẹn mang đến một giải pháp tối ưu cho thanh long Việt Nam.

ĐÃ CÓ NHỮNG GIẢI PHÁP NÀO HIỆN NAY ĐỂ XỬ LÝ VẤN ĐỀ TRÊN:

Đã và đang có nhiều giải pháp được đề ra để giải quyết các vấn đề liên quan đến thanh long dư thừa, cải thiện kinh tế cho người dân trồng thanh long tại Bình Thuận nói riêng và vùng canh tác thanh long trên cả nước nói chung. Một số chính sách của nhà nước đã được ban hành nhằm ổn định giá cả của thị trường và khuyến khích sản xuất thanh long trái vụ nhằm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng khi sử dụng các trái cây trái mùa. Ngoài ra, việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học với mục đích tìm ra các biện pháp giải quyết được các loại bệnh có trên cây thanh long và các ứng dụng để tăng năng suất sản xuất thanh long. Nhà nước còn khuyến khích mở cửa các doanh nghiệp thu mua và chế biến thanh long giúp giải quyết được lượng thanh long khi vào mùa vụ sản xuất, mà già cả thị trường không ổn định. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu phát triển sản phẩm trên thanh long cũng đang dần hoàn thiện, với các sản phẩm đa dạng. Mặc khác, đã có nhiều giải pháp được đề xuất và áp dụng nhưng hiện tại vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết về nguồn thanh long tồn dư trong quá trình sản xuất.

Việc sản xuất bánh Thanh long giòn là một giải pháp phù hợp nhằm đa dạng hóa các sản phẩm liên quan đến thanh long và cũng giải quyết một phần các vấn đề của đang mắc phải về giá cả thị trường, nguồn thanh long tồn dư, nguồn làm động địa phương. Công thức sản xuất snack cũng được cải tiến nhằm tạo ra các sản phẩm snack mang hương vị độc lạ đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng, cũng như tạo ra được một sản phẩm đột phá từ nguồn nguyên liệu thanh long. Ngoài ra, theo như các thống kê về thói quen người tiêu dùng, các sản phẩm chips hay snack thường được giới trẻ ưu chuộng và tại các trường học là nơi có số lượng được tiêu thụ nhiều nhất ngoài chợ truyền thống, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, và tạp hóa. Do đó, chips thanh long sẽ đánh mạnh vào giới trẻ là chủ yếu, việc marketing tại các trang mạng xã hội hoặc tại các trường học sẽ là một lợi thế rất lớn giúp cho các bạn trẻ biết đến một sản phẩm mới có hương vị đặc biệt cũng như tạo là được một xu hướng sử dụng hàng của người Việt, giải cứu nông sản của Việt Nam.

Hiện nay, snack có nhiều loại từ những nguyên liệu khác nhau như khoai tây, cà rốt, khoai lang. Bên cạnh đó, thanh long là một loại quả được ứng dụng sản xuất các loại nước ép, rượu lên men, và sấy khô. Để đa dạng hóa các sản phẩm liên quan và nhầm giải quyết các vấn đề về tồn dư thanh long trong sản xuất thì một ý tưởng táo bạo và có tính độc lạ là điều cần thiết. Bánh Thanh long giòn là một sản phẩm mang tính mới và lạ về nguyên liệu cũng như đa dạng về mùi vạ vị giúp cho người tiêu dùng có thể sử dụng được một sản phẩm từ quả thanh long rất bình thường nhưng đã sản xuất được một loại bánh Thanh long giòn đóng góp một phần trong công tác hoàn thiện chuỗi sản phẩm chế biến từ thanh long, nâng cao giá trị cho loại trái cây này. Ngày nay phương châm kiểm soát “từ nông trại đến bàn ăn” được chú trọng vì vậy việc liên kết từ các vùng canh tác đến cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ là điều thiết yếu nhằm hoàn thiện hệ thống truy suất nguồn gốc sản phẩm. Ngoài ra, việc áp dụng khoa học công nghệ vào trong quá trình sản xuất và chế biến nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mùi vị, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và thu hút được người tiêu dùng sử dụng sản phẩm lâu dài.

Hiện nay nhiều mô hình kinh doanh được áp dụng vào trong quá trình sản xuất nhằm đem lại lợi nhuận, cũng như giảm thiểu rủi ro cho quá trình sản xuất. Sản xuất snack áp dụng các chiến lược quảng bá sản phẩm trên các trang mạng xã hội, thực hiện liên kết với các trang thương mại, xây dựng hệ thống website ổn định, và cùng như giới thiệu sản phẩm tại các trường học, nơi tập trung đông người. Bên cạnh đó, vì là một công ty mới thanh lập khó cạnh tranh với nhiều công ty nổi tiếng chuyên về sản xuất các loại bánh snack thì việc liên kết với các công ty lớn nhằm ổn định, phát triển lâu dài. Tuy nhiên, việc sản xuất cũng có rất nhiều rủi ro và cũng như các chi phí phát sinh trong quá trình vận hành, sản xuất, phân phối. Do đó, cần phải có nhưng chiến lược phát triển lâu dài, hạn chế thấp nhất các rủi ro, và phát triển toàn diện cho sản phẩm bánh Thanh long giòn.

GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT:

Nguồn nguyên liệu sẽ được thu mua tại các vườn tại Bình Thuận để đảm bảo sản lượng thanh long đáp ứng được nhu cầu sản xuất của công ty. Đầu tiên, tại một số vườn thanh long sẽ được thương lượng, quy hoạch và áp dụng một số công nghệ sản xuất thanh long sạch. Bên cạnh đó, cam kết giúp đỡ người dân trong việc sản xuất và giá cả ổn định là cần thiết. Với mục đích nhằm đảm bảo tính ổn định về chất lượng của thanh long và cũng như đảm bảo về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, giúp đỡ bà con nông dân yên tâm hơn về giá cả khi bán thanh long cho công ty. Sau khi thu mua, thanh long sẽ được chuyển đến nhà máy sản xuất, áp dụng các quy trình sản xuất đã nghiên cứu trước đó, thường xuyên kiểm tra chất lượng sản xuất, áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng vào trong quá trình sản xuất như SSOP, GMP, HCCAP nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Với các trang mạng xã hội, cũng như việc marketing tại các trường học sẽ được áp dụng nhằm giới thiệu sản phẩm đến với mọi người. Việc marketing sẽ được thúc đẩy mạnh tại địa phương. Bởi vì, Bình Thuận là vùng nguyên liệu nhưng bên cạnh đó các sản phẩm liên quan đến thanh long hầu như mọi người chưa được sử dụng hoặc sử dụng không nhiều. Vì vậy, chips là một sản phẩm mới từ thanh long nên sẽ được mọi người tại Bình Thuận đặc biệt các bạn trẻ tại đây hưởng ứng nhằm giải cứu thanh long tại địa phương. Việc đẩy mạnh marketing tại địa phương là một lợi thế, cũng như trong cả nước vì hiện nay người dân tại Việt Nam rất hưởng ứng phong trào “người Việt dùng hàng Việt”, “giải cứu nông sản”. Với những xu hướng trên thì đó là một lợi thế rất lớn cho sản phẩm bánh Thanh long giòn.

1 – Các giai đoạn và cách thức thực hiện.

Dự án chia làm 4 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: Quảng bá hình ảnh thương hiệu đến với người tiêu dùng
  • Giai đoạn 2: Ổn định và mở rộng quy mô sản xuất
  • Giai đoạn 3: Phát triển mạnh, hợp tác doanh nghiệp, liên kết với các công ty lớn, thu lại vốn lợi nhuận.
  • Giai đoạn cuối: Duy trì và phát triển ổn định.

Cách thức thực hiện:

Giai đoạn 1:

  • Xây dựng website riêng cho công ty
  • Quảng bá sản phẩm: tại các trường học có trên địa bàn, những nơi tập trung đông người.
  • Trang thương mại điện tử: cho chạy quảng cáo, khuyên mãi hấp dẫn.
  • Mạng xã hội: trên các trang mạng lớn như facebook, instagram, tiktok, youtube.
  • Thuê các streamer, tiktoker, youtuber để review về sản phẩm.
  • Thiết kế bao bì có thể tái chế, thân thiện môi trường, ấn tượng, bắt mắt, màu sắc và hình ảnh hài hòa.
  • Hợp tác với các công ty lớn để tạo tiền đề cho người tiêu dùng biết đến sản phẩm.

Giai đoạn 2:

  • Đi vào sản xuất thương mại
  • Kết nối đại lý, nhà phân phối
  • Liên kết công ty, siêu thị, hệ thống bán lẻ

Giai đoạn 3:

  • Đa dạng hóa sản phẩm
  • Phát triển các công thức mới
  • Nhiều mẫu mã, kích thước, khối lượng và giá tiền khác nhau tăng sự lựa chọn cho khác hàng.
  • Tìm thị trường mới
  • Liên kết với các rạp phim, các trường học, siêu thị, và các công ty lớn chủ đạo về bánh snack.
  • Nhiều khuyến mãi, ưu đãi.

Giai đoạn cuối:

  • Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới
  • Đẩy mạnh liên kết các công ty lớn
  • Đẩy mạnh marketing
  • Khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn
  • Liên kết với các sản phẩm khác như nước giải khát, kẹo, bánh.

 

2 – Những lợi thế, phương pháp bảo hộ trí tuệ

Sản phẩm bánh bánh Thanh long giòn hoàn thiện với các thông số kỹ thuật, công nghệ, quy trình sản xuất. Sau đó được lập kế hoạch để bảo hộ độc quyền. Đây là một trong những điểm mới của sản phẩm so với đa phần sản phẩm của các dự án khởi nghiệp trước đây.

Bảo hộ trí tuệ sản phẩm bánh Thanh long giòn mang đến:

– Bảo hộ ý tưởng của cá nhân và công ty say này khi thương mại sản phẩm.

– Hạn chế các rủi ro sao chép, coppy trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm

– Bảo vệ quyền lợi khách hàng, tiêu dùng đúng sản phẩm, đúng chất lượng, đúng nơi sản xuất và đúng giá.

– Nhằm thúc đẩy từng bước nâng cao trình độ và hiểu biết của lĩnh vực

– Truyền cảm hứng cho các ý tưởng, dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sau này.

– Tránh được các phát sinh liên quan đến lợi nhuận.

– Thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng công bằng, cạnh tranh lành mạnh và tôn trọng đối thủ, là động lực thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao các công nghệ sản xuất, đặc biệt là có thể hợp tác và được góp vốn với các công ty nước ngoài.


3 – Chiến lược 4P (product, price, place, promotion)

4 – Mô hình kim tự tháp (the pyramid)

Hiện nay với sự phát triển của công nghệ 4.0 và mạng xã hội ngày càng nhanh. Do đó, đối với doanh nghiệp thì đây là một cơ hội lớn để có thể marketing sản phẩm của mình đến với mọi người qua các phương tiện truyền thông, trang mạng xã hội, trang thương mại điện tử. Mô hình kim tự tháp được áp dụng nhằm tạo được sự liên kết giữa công ty với khách hàng. Bằng việc sử dụng website cũng như các phương tiện mạng xã hội để quảng bá sản phẩm bánh Thanh long giòn.

 

Hãy bình chọn để ủng hộ nhóm dự án! Thời hạn bình chọn đến hết ngày 7/7/2021
405 votes
Bình chọnKết quả

 

Tham gia nhóm thảo luận với S&IP ngay tại: