Giấy làm từ vỏ sò (MS: 007)

 

TÁC GIẢ:

Trần Nguyễn Hạnh Duyên, Đoàn Lê Thúy Hiền, Nguyễn Lê Thanh Hào, Trần Nhật Mai, Nguyễn Hoàn Triệu Vy – Trường Đại học Bách Khoa ĐHQG-HCM

Phạm Thị Trang -Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên ĐHQG-HCM

VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

Từ nhiều thế kỷ nay, giấy được làm từ cellulose, mà nguyên liệu quan trọng nhất chính là bột gỗ, bã mía. Tính trung bình trong công nghiệp giấy, nguyên liệu đầu vào để sản xuất 1 tấn giấy thì tương đương lượng dăm gỗ trắng khai thác từ 18 cây xanh trưởng thành có đường kính thân từ 15-20 cm (phổ biến là tràm, tràm bông vàng, bạch đàn, bạch dương, vân vân). Phần cành, nhánh nhỏ, lá, và vỏ cây chiếm khoảng 40% khối lượng cây gỗ là không được sử dụng. Bên cạnh đó, quy trình làm bột giấy đòi hỏi sử dụng một lượng rất lớn hoá chất để xử lý nguyên liệu lignocellulose này thành bột có hàm lượng xơ sợi giàu cellulose.

Nhà máy giấy gây ô nhiễm môi trường nặng nề do các hóa chất độc hại.

Trong dự án này, một giải pháp làm giấy khác được đưa ra với các tiêu chí: không hoặc hạn chế tối đa hoá chất sử dụng với thành phần nguyên liệu tái tạo thay thế cellulose. Sản phẩm giấy bao gồm hai thành phần chính là bột CaCO3 từ vỏ sò, vỏ hàu, kết dính thành các tấm giấy mỏng trên nền nhựa sinh học nguồn gốc tinh bột. Những nguyên liệu này đều thân thiện với môi trường, là phế phụ phẩm nông nghiệp hoặc dễ sản xuất với số lượng lớn, dễ dàng phân huỷ sinh học, có thể dùng bón đất, hoặc chuyển hoá sau sử dụng thành các hợp chất hữu ích như ethanol, acid hữu cơ để từ đó tiếp tục chuỗi giá trị sản phẩm.

Tại Việt Nam, giấy bao bì hiện là sản phẩm giấy chính chiếm gần 80% tổng tiêu thụ toàn ngành. Tuy nhiên, trong năm 2019, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng 1,225 triệu tấn, vì sản xuất trong nước chỉ đáp ứng khoảng 5%. Đây là hạn chế nhưng đồng thời cũng mở ra cơ hội để các doanh nghiệp giấy có tiềm lực đầu tư công nghệ, tạo ra sản phẩm chất lượng bắt kịp nhu cầu trong và ngoài nước. Năm 2020 theo VPPA, trong 5-10 năm tới, nhu cầu tiêu dùng giấy bao bì dự báo tăng trưởng 14-18%/năm. Do đó, kế hoạch mở rộng sản xuất của các nhà máy giấy bao bì là hướng đi khả quan. Tuy nhiên, phân khúc giấy bao bì cao cấp (tráng phủ) là “khoảng trống” mà ngành giấy cần lắp đầy, thay vì chỉ tập trung vào sản xuất các loại giấy bao bì thông thường.

ĐÃ CÓ NHỮNG GIẢI PHÁP NÀO HIỆN NAY ĐỂ XỬ LÝ VẤN ĐỀ TRÊN? 

_ Xử lí chất thải nước của nhiều nhà máy giấy chưa triệt để do máy móc sản xuất lạc hậu, không có quy trình xử lí nước thải theo tiêu chuẩn.

_ Giấy làm từ bột đá vôi của công ty Nhật Roca:

  • Ưu điểm: Giấy đẹp, đảm bảo chất lượng, tiết kiệm nước.
  • Khuyết điểm: Giá thành cao 25$/sổ ghi chú (550.000VND), sản phẩm làm từ bột đá vôi thiên nhiên và chất kết dính là HDPE (nguồn đá vôi thiên nhiên cũng cần được bảo vệ và hạn chế sử dụng, HDPE là loại nhựa tạo các vi nhựa không phân hủy tồn tại trong nước)

_ Giấy từ bã mía:

  • Ưu điểm: Tái chế rác thải bã mía bảo vệ môi trường
  • Nhược điểm: Cần quy trình tẩy trắng giấy (giấy từ vỏ sò có màu trắng ngà tự nhiên không hại mắt)

GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

_ Giấy nguồn gốc bột calcium carbonate hữu cơ với nền kết dính nhựa sinh học trong dự án này tạm gọi tên là “giấy đá vôi sinh học”. Giấy đá vôi sinh học có những hiệu quả mong đợi là:

  • Tận dụng rác thải thực phẩm
  • Không sử dụng hoặc giảm thiểu hoá chất nên quá trình sản xuất sẽ không có chất thải độc hại, thân thiện môi trường
  • Góp phần bền vững chuỗi giá trị nuôi trồng nông nghiệp.
  • Sản phẩm của dự án không chỉ là mẫu giấy đá vôi sinh học có ngoại hình và chất lượng chấp nhận được cho in ấn, ghi chép, mà còn là một phát minh mà nhóm nghiên cứu nộp bằng Sáng chế dưới tên trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM.

_ Dự kiến giá thành sản phẩm là 30.000 VND/ 1 sổ ghi chú.

_ Chi phí sản xuất dự tính: 6.336.000 VND/ 1000 sổ ghi chú.

_ Thời gian đến điểm hòa vốn:

PP=500.000.000/(30000x1000x10)=1,67 (khoảng 1 năm rưỡi) ( trên lí thuyết sản xuất 10000 notebooks 1 năm)

_ Kế hoạch sản xuất

_ Kênh phân phối: trực tiếp và trực tuyến

_ Kế hoạch phát triển doanh nghiệp

 

Hạnh Duyên: Giám đốc kinh doanh

Thúy Hiền: Trưởng bộ phận Nghiên cứu

Thanh Hào: Trưởng bộ phận Marketing

Trang Phạm: Trưởng bộ phận Nhân sự

Triệu Vy: Trưởng bộ phận Tài chính

Hãy bình chọn để ủng hộ nhóm dự án! Thời hạn bình chọn đến hết ngày 7/7/2021
201 votes
Bình chọnKết quả
Tham gia nhóm thảo luận với S&IP ngay tại: