GCOLLECTORS – HỆ SINH THÁI SẢN PHẨM/ GIẢI PHÁP “XANH” ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG MINH (MS: 032)

TÁC GIẢ:

Phan Quế Chi – Trường Đại học Ngoại Thương cơ sở II tại TP Hồ Chí Minh

Nguyễn Hoàng Trung, Chu Thanh Tùng – Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia TP. HCM.

Bùi Đình Nguyên Khoa – Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên – Đại học Quốc Gia TP.HCM

VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

Có thể khẳng định “Phát triển bền vững” là xu thế tất yếu của xã hội hiện đại dựa trên nền tảng sự kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ, giải quyết các vấn đề về môi trường. Có nhiều lý do để chúng tôi cho rằng đây là một dự án tiềm năng nếu xây dựng được mô hình kinh doanh hiệu quả:

Thứ nhất, thực tế cho thấy rằng việc xử lý và quản lý rác thải mặc dù đã có nhiều tiến bộ nhưng chưa thể đáp ứng được các vấn đề tồn đọng ở hiện tại và tương lai. Nổi bật trong đó là hạn chế về ý thức phân loại rác tại nguồn của người dân. Hãy lấy một vài con số để minh chứng rõ nét hơn. Theo báo Tuoitre.vn, trung bình mỗi ngày, mỗi người Việt Nam thải ra 1,2kg rác thải sinh hoạt rắn. Nếu làm tròn dân số Việt Nam là 100 triệu người, thì số lượng rác thải là 120.000 tấn mỗi ngày. Trong số đó, 16% là rác thải nhựa, vị chi mỗi ngày sẽ có gần 19.000 tấn rác thải nhựa bị thải ở Việt Nam và chủ yếu là đi ra đại dương, không còn cách nào khác

(Dựa vào số liệu bài báo Vnexpress, 24/06/2021 [1] và Phân loại rác thải [2])

 

Chúng ta đều được biết, rác thải nhựa cần hàng trăm năm, thậm chí là cả nghìn năm để bị phân huỷ, nhưng chỉ cần một phút để vứt chúng ra môi trường. Hành trình của rác thải từ hộ gia đình, nhà hàng, nhà máy tới các khu xử lý chuyên nghiệp đều được bắt đầu từ ý thức phân loại rác của người dân. Tức là việc xử lý rác luôn được thực hiện từ gốc. Tuy nhiên, theo dữ liệu thu thập, việc phân loại và tái chế vẫn đang chiếm một tỷ lệ tương đối thấp, cụ thể biểu đồ sau:


Chúng tôi có niềm tin mãnh liệt vào dự án hệ sinh thái các sản phẩm/phương pháp của nhóm sẽ góp phần tạo nền tảng thay đổi ý thức và hình thái lối sống “Vì môi trường” cho cộng đồng và kiến tạo sự phát triển bền vững

Thứ hai, dựa vào kết quả nghiên cứu kỹ tiềm năng thị trường và các nhóm đối thủ cạnh tranh trực tiếp, nhóm tác giả chúng tôi nhận định thị trường Việt Nam thiếu hụt các công ty chuyên cung cấp các sản phẩm/giải pháp ứng dụng công nghệ thông minh giải quyết xoay quanh các vấn đề rác thải cho hộ gia đình & doanh nghiệp. Việc thiếu hụt các công ty đánh đúng vào phân khúc này khiến thị trường thiếu hụt các sản phẩm/giải pháp phục vụ nhu cầu sống “Xanh” đã và đang từng ngày phát triển trong cuộc sống hiện đại. Bên cạnh đó, mặc dù đang lãng phí một lượng lớn rác thải có thể tái chế, các ngành công nghiệp, điển hình là nhựa và giấy vẫn phải nhập khẩu một số lượng rác đáng kể để làm nguyên liệu sản xuất

 

 

Thứ ba, chúng tôi định vị công ty là doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/giải pháp cho cả hai mô hình B2C và B2B. Như vậy, khách hàng của dự án là tệp khách hàng rộng, tiềm năng lớn cho sự phát triển dài hạn và sẽ là một bước đi đầy tầm nhìn trong tương lai

Chi tiết kết quả nghiên cứu cơ hội thị trường của nhóm tại ĐÂY

Như vậy, nhóm tác giả chúng tôi xuất phát điểm từ việc thấu hiểu khoảng trống thị trường, nhìn nhận thực trạng khách quan để tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Dưới góc độ là một nhóm bạn trẻ mong muốn góp phần thay đổi thực trạng môi trường sống, chúng tôi hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng đây là một mô hình kinh doanh không chỉ góp phần hình thái lối sống “Xanh” mà còn có hứa hẹn tiềm năng sinh lợi cao

ĐÃ CÓ NHỮNG GIẢI PHÁP NÀO HIỆN NAY ĐỂ XỬ LÝ VẤN ĐỀ TRÊN

Hiện nay, các giải pháp xử lý và tái chế rác thải ở Việt Nam còn mang tính truyền thống và kém hiệu quả.Cụ thể, về vấn đề thu gom và tái chế rác thải nhựa, một số giải pháp có thể kể đến như: thu lượm ve chai truyền thống, đặt các thùng rác phân loại nơi công cộng, v.v. Phần lớn các giải pháp này chưa ứng dụng hoặc ít ứng dụng công nghệ thông minh. Thêm vào đó, nguồn tài nguyên từ rác thải còn chưa được tận dụng một cách tối đa.

GIẢI PHÁP BẠN ĐỀ XUẤT

Nhóm tác giả đề xuất xây dựng dự án kinh doanh:

GCOLLECTORS – HỆ SINH THÁI SẢN PHẨM/ GIẢI PHÁP “XANH” ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG MINH

Dự án ra đời với sứ mệnh cung cấp các sản phẩm/giải pháp ứng dụng công nghệ thông minh giải quyết hiệu quả các vấn đề bảo vệ môi trường tại hộ gia đình và doanh nghiệp

Cụ thể:

  • Mô hình B2C: Phát triển các sản phẩm công nghệ thông minh, độc đáo trong việc xử lý và tái chế rác thải tại các hộ gia đình
  • Mô hình B2B: Cung cấp các sản phẩm/ giải pháp công nghệ nhận diện, phân loại với độ chính xác và chuyên biệt hóa cao nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất

Hiện tại, dự án đã và đang trong quá trình nghiên cứu và phát triển các sản phẩm đầu tiên của hệ sinh thái bao gồm

B – 1: Danh mục sản phẩm hiện tại của dự án

Chi tiết mô tả sản phẩm tại ĐÂY

Video giới thiệu sản phẩm tại ĐÂY

3.1. TÍNH ĐỔI MỚI SÁNG TẠO:

  • Về công nghệ, như chúng tôi đã phân tích thị trường ở trên, tại Việt Nam hiện nay thiếu các doanh nghiệp đánh trực tiếp vào phân khúc sản phẩm/ giải pháp bảo vệ môi trường xoay quanh công nghệ nhận diện, phân loại, tái chế thông minh cho phân khúc hộ gia đình và doanh nghiệp

“GCollectors” sở hữu một lượng dữ liệu lớn tự thu thập và đánh nhãn được xây dựng chi tiết và cẩn thận nhằm phục vụ cho huấn luyện AI. Với riêng mô hình B2C, việc xây dựng hệ sinh thái, các thiết bị sẽ có kết nối chặt chẽ với nhau, cùng nhau chia sẻ dữ liệu nhằm góp phần cải thiện sản phẩm, thuận tiện cho người sử dụng. Chúng tôi còn cung cấp các giải pháp sử dụng dữ liệu cho doanh nghiệp như dự đoán thức ăn thừa với máy nắp thùng rác thông minh cho nhà hàng nhằm cải thiện lượng thức ăn thừa thải ra theo ngày và theo mùa

Với việc nhận diện rác thải đồ uống được áp dụng “Reverse Vending Machine”, mô hình Deep Learning (học sâu) có kiến trúc được xây dựng đặc biệt với độ chính xác IoU là 0.9524 trên tập Validation và tốc độ 2.7 ms: chai nhựa, chai thủy tinh, lon thiếc, ly giấy và ly nhựa

Với việc nhận diện thức ăn thừa trong sản phẩm “Nắp thùng rác thông minh” cho nhà hàng, mô hình AI được thiết kế có độ chính xác cao với nguồn dữ liệu ít và khả năng học liên tục, phù hợp với việc dữ liệu được cập nhật hằng ngày trong nhà hàng

  • Về cơ khí, chúng tôi cung cấp thiết kế theo nhu cầu của doanh nghiệp chuyên phục vụ trong phân loại rác thải. Các sản phẩm đều đảm bảo tính lâu dài, bền bỉ, độ an toàn cao và tính toàn vẹn trong việc phân loại rác thải (Đảm bảo cho việc không làm thủy tinh bể, không gây bắn nước khi ép mỏng chai, phân bón được giữ mùi sạch sẽ…)
  • Về tính độc quyền sở hữu trí tuệ, như chúng tôi đã đề cập ở trên, hiện tại ở Việt Nam chưa có các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào sản xuất các sản phẩm thông minh hay cung cấp giải pháp ứng dụng công nghệ cho doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Chúng tôi sở hữu các sản phẩm chất xám độc quyền về công nghệ. Các sản phẩm thương mại sẽ là các sản phẩm tiên phong ví dụ như “Reverse Vending Machines” không có sản phẩm thay thế tương đương trực tiếp cạnh tranh
  • Về giá cả và thị trường mục tiêu, chúng tôi định vị giá cả theo chi phí sản xuất. Tập trung thử nghiệm và phát triển sản phẩm ở giai đoạn đầu tại TP Hồ Chí Minh – nơi tập trung đông dân cư với lối sống ngày càng hiện đại và bắt đầu dần quan tâm hơn đến các vấn đề về môi trường

3.2.  MÔ HÌNH KINH DOANH:

3.2.1. Tóm lược mô hình kinh doanh Canvas (BMC)

Nhóm tác giả chúng tôi quyết định xây dựng mô hình kinh doanh theo mô hình kinh doanh Canvas (Viết tắt BMC). Mô hình Canvas cung cấp cái nhìn toàn diện nhất cho doanh nghiệp và rất hữu ích trong việc thực hiện phân tích, so sánh về tác động có thể có của sự gia tăng đầu tư đối với bất kỳ một yếu tố ảnh hưởng nào.

Đây là một mô hình kinh doanh hiện đại, trực quan được nhiều nhà quản lý chiến lược sử dụng hiện nay để nhanh chóng và dễ dàng xác định, truyền đạt một ý tưởng kinh doanh hay khái niệm nào đó.

  • Kế hoạch phát triển mô hình kinh doanh 5 năm ( 2021 – 2026)

 

            Xác định các chiến lược trọng tâm giai đoạn thâm nhập thị trường:

 

 B-2. Bảng phân tích chiến lược trọng tâm

 

  • Kế hoạch truyền thông (2021 – 2026) 

B-3. Bảng kế hoạch truyền thông

  • Kế hoạch xây dựng kênh phân phối:

B-4. Bảng kế hoạch xây dựng kênh phân phối

 

  • Kết quả kinh doanh dự đoán cho sản phẩm 1 “Reverse Vending Machine”

Đối với riêng sản phẩm “Reverse Vending Machine”( Tiến độ hoàn thành 80%) trong hệ sinh thái các sản phẩm, dự đoán kết quả kinh doanh về doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong 5 năm được thể hiện ở các bảng sau:

(Lưu ý: Các giá trị chỉ là giá trị ước tính)

B-5. Bảng doanh thu dự đoán trong 5 năm (đơn vị: triệu đồng):

 

B-6. Bảng chi phí dự đoán trong 5 năm (đơn vị: triệu đồng):

 

B-7. Bảng lợi nhuận dự đoán trong 5 năm (đơn vị: triệu đồng):

 

Biểu đồ doanh thu, chi phí và lợi nhuận dự đoán trong 5 năm (đơn vị: triệu đồng):

3.2.2. Định hướng phát triển dài hạn:

 Chúng tôi phát triển sản phẩm với sứ mệnh tạo nền tảng phát triển hệ sinh thái công nghệ xanh, góp phần xây dựng đô thị thông minh tương lai. Nhóm tác giả nhấn mạnh giá trị cốt lõi là hướng đến phục vụ hộ gia đình & doanh nghiệp trong hoạt động sống “Vì môi trường” kiến tạo nên lối sống thân thiện với thiên nhiên. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển chung của xã hội, đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế cao, thậm chí có khả năng đem lại kinh tế vượt trội cho các nhà đầu tư. Nhóm tác giả với tầm nhìn dài hạn sẽ không ngừng nghiên cứu phát triển, mở rộng và đưa ra nhiều sản phẩm/ giải pháp thông minh giải quyết các vấn đề về rác thải với kỳ vọng đáp ứng nhu cầu, lợi ích của xã hội, cộng đồng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hai 8X khởi nghiệp làm “ve chai công nghệ”, truy cập:

https://vnexpress.net/hai-8x-khoi-nghiep-lam-ve-chai-cong-nghe-4242534.html

[2] Phân loại rác thải, truy cập:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A2n_lo%E1%BA%A1i_ch%E1%BA%A5t_th%E1%BA%A3i

[3] Người Việt thải gần 18.000 tấn rác thải nhựa mỗi ngày, truy cập: https://tuoitre.vn/nguoi-viet-thai-gan-18-000-tan-rac-thai-nhua-moi-ngay-20180419223150176.htm

Hãy bình chọn để ủng hộ nhóm dự án! Thời hạn bình chọn đến hết ngày 7/7/2021
415 votes
Bình chọnKết quả
Tham gia nhóm thảo luận với S&IP ngay tại: