TÁC GIẢ:
Châu Ngọc Anh – Trường: Đại học Kiến trúc TPHCM
Nguyễn Quốc Thái – Trường: Đại học Tài chính- Marketing TPHCM
Nguyễn Thiên Phúc – Trường: Đại học Sư phạm Kĩ Thuật TPHCM
VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
- Ô nhiễm rác thải trong ngành công nghiệp may mặc
Ngành may mặc từ lâu đã đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và giải quyết vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam, vì nó đóng góp khoảng 12-14% GDP tạo ra việc làm cho nhiều người lao động. Tuy nhiên sản xuất càng nhiều sản phẩm, mẫu mã đa dạng thì ngành may mặc làm cho môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng, mỗi tháng các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam thải ra môi trường khoảng 2000 tấn chất thải (bao gồm vải vụn, bìa carton và phụ liệu ngành may mặc,…vv) , có hại cho cuộc sống và hệ sinh thái chung. Việc mở rộng sản xuất hàng may mặc mà không có bất kỳ biện pháp nào để quản lý và xử lý chất thải sẽ gây hậu quả ô nhiễm ngày càng trầm trọng, ảnh hưởng đến con người và môi trường sống lâu dài.
- Bế tắc trong xử lý rác thải
Nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng lên vì thế số lượng hàng quần áo thời trang cũng liên tục thay đổi mẫu mã và ngày càng gia tăng về số lượng sản phẩm của các mã hàng. Như vậy số lượng vải vụn cũng tăng lên nhiều đáng kể, tăng lên hàng tỷ tấn mỗi năm. Thực trạng này lan trải ở nhiều công ty và chưa có biện pháp giảm thải đúng tiêu chuẩn, hầu hết chỉ được kí kết hợp đồng với các công ty môi trường sử lí. Chất thải rắn từ ngành may khá nhiều bao gồm cả vải vụn từ các cây vải được cắt ra trên bàn cắt, các sản phẩm lỗi hỏng không xử lí được…
Ngoài ra chất thải sau khi sử dụng gồm quần áo, vật dụng trong nhà làm từ vải sợi mà người dùng không còn cần thiết để vứt bỏ. Một số nơi thì những chất này được gửi đến các chương trình từ thiện, số đông còn lại thì vứt chúng vào sọt rác cùng với rác thải sinh hoạt và đem chôn lấp đổ thải tại các bãi chôn lấp. Các xưởng may tư nhân xưởng may nhỏ lẻ thì cũng tương tự. Số chất thải ra cũng không hề nhỏ, nhiều xưởng nhỏ lẻ thì rác thải ngành may được trộn lẫn với rác thải sinh hoạt để công ty môi trường thu gom. Các xưởng may hầu như không phân loại hay để riêng hoặc đăng kí quản lí với cơ quan sử lí. Rất ít các đơn vị nhận thua mua và tái chế, phần vì quy mô đầu tư cao, kinh nghiệm thiếu, phần do đời sống của người dân tăng cao nên họ lựa chọn những sản phẩm phù hợp với khả năng của họ hơn.
Các phế liệu được thải ra từ từng công đoạn gồm: các sản phẩm lỗi hỏng, vải vụn, giấy bìa, phụ liệu ngành may,… Đặc biệt là số lượng vải vụn dư thừa hàng tỷ tấn mỗi năm. Khi nguyên liệu cho ngành Dệt May ngày càng trở nên đắt đỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau thì việc thu hồi tái chế này sẽ trở nên phổ biến, tất nhiên sẽ tùy vào từng loại nguyên liệu. Nếu không có những biện pháp nhằm giảm thiểu rác thải của ngành may mặc, thì e rằng không bao lâu nữa chúng ta sẽ bị ngập trong núi rác thải may mặc bởi không ai đoái hoài đến, chúng đã trở nên dư thừa sau nhưng cơn lốc thời trang.
Thực trạng còn tồi tệ hơn khi rác thải được chất hàng đống trên containers tại các cảng biển.
Số liệu từ cục hải quan Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy đến giữa tháng 6 năm 2018, các cảng biển của thành phố còn tồn 3320 công ten nơ phế liệu chưa làm thủ tục hải quan bao gồm cả phế liệu nhập khẩu trong đó có phế liệu may mặc. Tại cảng Hải Phòng có 4818 containers: 188 containers quần áo các loại, 1463 containers vải vụn, còn lại giấy và phế liệu khác.
- Tác động của vải vụn đối với môi trường sống
Cách xử lí rác thải của ngành may mặc chủ yếu là đốt. Thông thường những cơ sở đốt rác sẽ đốt trong lò chuyên dụng. Trong vải tổng hợp có các sợi polyester, khi đốt không cháy hết sẽ tạo thành khí carbon nặng tích tụ vào môi trường, loại khí này được liệt kê vào loại khí nhà kính mạnh nhất và khó phân hủy.
Thực tế việc tái chế vải vụn còn nhiều hạn chế do không thực hiện được phân loại rác(bao gồm vải vụn từ ngành dệt may, nguyên phụ liệu, dụng cụ hỗ trợ…) hầu hết được xử lí bằng biện pháp đốt hoặc chôn lấp. Biện pháp này là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nhất là môi trường nước, không khí và gây trơ hóa đất.
Ngoài ra vải vụn khi thải ra môi trường, chôn trái phép sẽ gây trơ hóa đất vì trong các loại vải sợi nhân tạo chứa nhiều chất hóa học, khó phân hủy lâu ngày có thể ảnh hưởng cả đến vấn đề nước ngầm và nước sinh hoat của người dân.
- Thực trạng về người khuyết tật và việc làm cho người khuyết tật tại Việt Nam
Theo Tổng cục Thống kê và UNICEF công bố kết quả Điều tra Quốc gia về Người Khuyết tật tại Việt Nam tại Hà nội, ngày 11 tháng 1 năm 2019. Khuyết tật có ảnh hưởng đến một tỷ lệ dân số đáng kể ở Việt Nam. Hơn 7% dân số 2 tuổi trở lên – khoảng hơn 6,2 triệu người, là người khuyết tật. Bên cạnh đó, có 13% dân số – gần 12 triệu người, sống chung trong hộ gia đình có người khuyết tật. Tỷ lệ này dự kiến tăng lên cùng với xu hướng già hóa dân số.
Theo kết quả điều tra, những hộ gia đình có thành viên khuyết tật thường nghèo hơn, trẻ em khuyết tật có nguy cơ ít được đi học hơn các bạn cùng trang lứa, cơ hội việc làm cho người khuyết tật cũng thấp hơn những người không khuyết tật. Cho dù người khuyết tật là đối tượng được hưởng chính sách BHYT và nghèo không phải là rào cản đối với việc tiếp cận các cơ sở y tế, nhưng rất ít người khuyết tật (2.3%) tiếp cận được với dịch vụ phục hồi chức năng khi bị ốm hoặc bị thương. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những bất bình đẳng về mức sống và tham gia xã hội đối với người khuyết tật.
Theo một nghiên cứu khác về nghề và tạo việc làm của người khuyết tật. Số người khuyết tật được học nghề ngày càng tăng: giai đoạn 1999 – 2004 có gần 19.000 người; 2005-2008 mỗi năm có khoảng 8.000 người, gấp 2 lần so với giai đoạn trước. Trong cả nước có 260 cơ sở dạy nghề đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố (55 cơ sở chuyên biệt và 205 cơ sở có tham gia dạy nghề cho người khuyết tật). Thời gian qua nhà nước đã dành hàng trăm tỷ đồng kinh phí từ Chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục và đào tạo để đầu tư xây dựng cơ sở, hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho người khuyết tật (bao gồm 2 đối tượng nông dân và người khuyết tật).
Mặt khác, khó khăn trong học tập, cùng với khuyết tật ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng xin việc làm trong các doanh nghiệp đối với đối tượng người khuyết tật. Các lĩnh vực mà người khuyết tật có thể tiếp cận góp phần cung ứng sản phẩm dịch vụ cho xã hội để tăng thu nhập (làm đồ mỹ nghệ, tăm, quạt, tầm quất,..) nhưng gặp nhiều khó khăn về vốn, kinh nghiệm và khả năng tiếp cận các dịch vụ chung của xã hội nên cần có chính sách hỗ trợ.
Ngoài ra, việc tiếp cận dành cho người khuyết tật về các chính sách, giao thông và tiếp cận cơ sở vật chất là thách thức lớn. Người khuyết tật muốn tham gia vào các hoạt động của xã hội nhưng họ lại không thể tiếp cận giao thông; người khiếm thị không thể tiếp cận trường lớp vì thiếu giáo trình và chưa có phương pháp giảng dạy phù hợp,…
ĐÃ CÓ NHỮNG GIẢI PHÁP NÀO HIỆN NAY ĐỂ XỬ LÝ VẤN ĐỀ TRÊN?
- Các giải pháp có mặt trên trên thị trường.
-Thải bỏ, đốt vải vụn – biện pháp này là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm cho môi trường sinh thái, nhất là môi trường nước ngầm và ảnh hưởng đến môi trường không khí. Tiếp đến, thành phố cũng phải dành ra một diện tích đất khá lớn (bãi rác Khánh Sơn) để chôn lấp rác và một khoản chi phí khá lớn cho việc chuyển rác từ nội thành đến các bãi rác dẫn đến hậu quả ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng.
–Trên thực tế, nhu cầu việc làm của đối tượng người khuyết tật (NKT) là rất lớn và hiện nay mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ. Mặc khác, phần lớn những NKT có việc làm không ổn định, làm các công việc tạm thời, lao động chân tay, làm việc trong các tổ chức cơ sở mang tính nhân đạo, từ thiện. Rất ít người tìm được việc làm ổn định trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc các công việc đòi hỏi kỹ năng, trình độ chuyên môn. Vì vậy, thu nhập của NKT cũng tương đối thấp, không ổn định, điều này gây ra những khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt của NKT.
-Các sản phẩm như là áo thun, túi tote được sản xuất theo phương pháp in ấn hàng loạt, khi giặc dễ bị bong tróc, hình ảnh in trên áo không sử dụng được quá lâu, đôi khi chỉ sử dụng được trong một khoảng thời gian ngắn.
- Các đối thủ cạnh tranh
Trên địa bàn Hà Nội vốn đã hình thành một số xưởng và cơ sở sản xuất sản thu gôm vải vụn và tái chế thành các sản phẩm may gia dụng nhưng quy mô nhìn chung còn nhỏ lẻ, chưa liên kết chặt chẽ với nhau và với các hệ sinh thái chung quanh. Hơn nữa, hình thức kinh doanh tranh ghép vải nói riêng cũng như các sản phẩm trang trí từ vải nói chung hiện vẫn chưa được thương mại hoá rộng rãi; các đơn vị như artiste, mythuatms chỉ cung cấp các khoá đào đạo làm tranh ghép vải, chưa có sản phẩm ra thị trường; ngoài ra cunshop, hay kotuquiltstore cũng là những đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo và các sản phẩm làm từ vải vụn ghép nhưng thiên về quilting và nhìn chung mô hình kinh doanh vẫn còn nhỏ, quy mô cá nhân, gia đình, mô hình kinh doanh không mấy sáng tạo, chưa có tầm nhìn và sứ mệnh rõ ràng do đó giá trị mà doanh nghiệp mang đến cộng đồng chưa cao.
Ngoài ra thì các đối thủ ở các thị trường khác như các hãng thời trang local brand, các store bán hàng quà tặng như Thành Công Store, hay các sản phẩm thủ công làng nghề khác cũng gián tiếp cạnh tranh với Vụn Art, đây là một thách thức đối với Vụn tuy nghiên cũng là cơ hội để thương hiệu hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ hơn để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
- Lợi thế cạnh tranh của dự án
– Dự án của Vụn Art ngăn chặn được sự ô nhiễm từ nguồn vải vụn doanh nghiệp cùng với đó là sự sản xuất các sản phẩm đẹp có tính thẫm mĩ cao bảo đảm các yếu tố an toàn môi trường, an sinh xã hội
– Sản phẩm của Vụn Art đều được người khuyết tật làm ra bằng chính sự nỗ lực, tỉ mĩ và óc sáng tạo
– Sản phẩm của Vụn Art được làm bằng lụa ở làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội), loại lụa này khi giặt không bị bong tróc, có màu sắc rất rõ, khó phai lại rất bền.
– Giá trị sản phẩm của Vụn Art thể hiện qua giá trị văn hóa nghệ thuật và chất lượng của sản phẩm cũng như cau chuyện sau mỗi sản phẩm
– Cung cấp đa dạng các dòng sản phẩm trang trí vải vụn ghép (áo phông, túi tote, tranh ghép vải),… với mẫu mã hiện đại, đa dạng từ hiện đại đến truyền thống phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
-Nguồn cảm hứng chính dựa vào cảm hứng tranh dân gian Việt Nam và thế giới với nguyên tắc giữ nguyên gốc, sáng tạo chất liệu mới kết hợp với nguyên liệu truyền thống (Lụa Vạn Phúc, đũi, lanh, thổ cẩm,…) với thông điệp bảo tồn, giới thiệu văn hóa, sản phẩm tới công chúng.
-Ngoài kinh doanh, Vụn Art còn có ý nghĩa xã hội to lớn, được nhà nước cùng nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm, các sản phẩm mang tính nghệ thuật được trực tiếp các họa sĩ hàng đầu như họa sĩ Đặng Thị Khuê trực tiếp làm cố vấn nghệ thuật trong khi các doanh nghiệp khác chưa có những sản phẩm độc đáo từ lụa truyền thống, mang hướng văn hóa, nghệ thuật.
GIẢI PHÁP BẠN ĐỀ XUẤT
- Mục đích của dự án
Vụn Art là một dự án hợp tác xã sản xuất các sản phẩm trang trí thủ công từ vải vụn ghép với mục đích ban đầu là tái chế vải vụn và tạo công ăn việc làm cho nhữngngười khuyết tật và hơn nữa là sản xuất các sản phẩm chất lượng, mang tính thẩm mỹ, thời trang và ứng dụng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
- Thị trường mục tiêu
Các phân khúc thị trường mà Vụn Art nhắm đến là thị trường quà tặng làng nghề, thị trường các sản phẩm tái chế và thị trường thời trang may mặc thiết kế chất lượng cao.
- Khách hàng mục tiêu
-Tất cả các cá nhân trong và ngoài nước thuộc mọi giới tính, khách hàng mục tiêu chính là nữ giới, thế hệ gen y và z ( học sinh, sinh viên, người đi làm, khách du lịch) có mức thu nhập trung bình cao trở lên.
-Tất cả cá nhân có sở thích đi du lịch, trải nghiệm tour văn hoá đồng thời có sở thích với đồ thủ công, handmade.
-Tất cả các tổ chức có ý định hợp tác đặc biệt trong lĩnh vực may mặc, văn hoá, du lịch, ưu tiên các tổ chức có số lượng đơn đặt hàng lớn, hợp tác lâu dài, phối hợp quản bá và lan truyền các giá trị nhân văn và môi trường từ sản phẩm đến cộng đồng.
- Giá trị cốt lỗi
Với triết lý “Chúng tôi là người khuyết tật, nhưng sản phẩm không được phép khuyết tật”. Vụn Art phát triển các sản phẩm quà tặng được làm nên từ chính đôi tay của những người khuyết tật, với ý tưởng trang trí từ các mãnh vải vụn được cắt ghép tinh xảo, đề cao tính sáng tạo, chất lượng, hiệu quả, thân thiện với môi trường cũng như mang tính ứng dụng và văn hoá nghệ thuật cao, đáp ứng với nhu cầu đa dạng của khách hàng. Song song đó là truyền tải thông điệp truyền thống văn hoá Việt Nam đến công chúng cũng như tạo công ăn việc làm bền vững, là nguồn kiếm thêm thu nhập cho nkt cũng như nguồn tài trợ cho các hoạt động vì cộng đồng.
- Tầm nhìn
-Trở thành một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực quà tặng, lấy việc kinh doanh quà tặng và dịch vụ trải nghiệm làm trọng tâm để tạo việc làm và gây dựng quỹ cho người khuyết tật
-Trở thành DNXH hàng đầu tại Hà Nội trong lĩnh vực đào tạo nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật; cung cấp các sản phẩm quà tặng, dịch vụ sáng tạo cho các cơ quan doanh nghiệp và khách du lịch
- Sứ mệnh:
-Vụn Art ra đời với mong muốn góp phần giải quyết 3 vấn đề mà toàn xã hội quan tâm.Bảo tồn, giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống là một mục tiêu quan trọng đối với mỗi quốc gia trong một “thế giới phẳng”,
-Bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm bền vững cho các đối tượng yếu thế trong đó có người khuyết tật.
Điểm nổi bật của dự án:
-Thương hiệu đầu tiên và duy nhất hiện sản xuất sản phẩm ghép lụa Vạn Phúc, lụa Vạn Phúc là một chất liệu cao cấp đã nổi tiếng từ lâu đời với đặc tính thoáng mát, độ bền cao và an toàn cho sức khoẻ.
-Đa dạng các dòng sản phẩm phù hợp cho mọi độ tuổi từ trẻ em ( bộ Kỉt ghép vụn vải) đến người lớn (áo phong, túi Tote, tranh ghép vải..)
-Hỗ trợ khách hàng cá nhân hoá từ khâu lên ý tưởng đến hiện thực hoá kiểu mẫu
-Đội ngũ NKT được đào tạo nghề bài bản, tay nghề khéo léo, tỉ mỉ trong từng khâu hoàn thiện sản phẩm
-Sản phẩm lấy cảm hứng từ các dòng tranh dân gian Việt Nam và thế giới, được làm nên từ những bàn tay của những con người yếu thế, sản phẩm mang trong nó giá trị nhân văn, truyền thống và văn hoá cao.
-Bên cạnh việc trải nghiệm làm đồ bằng phương pháp ghép lụa, du khách còn có thể trải nghiệm tham quan du lịch tại làng lụa Vĩnh Phúc để am hiều hơn về văn hóa Việt Nam.
- Bảng phân tích SWOT
- Danh mục sản phẩm chính
Sản phẩm áo thun hoạ tiết ghép vải: 300,000 VNĐ
Túi trà sữa: 130.000 VNĐ
Túi đựng cơm: 170,000 VNĐ
Túi tote ghép vải: 300,000 VNĐ
Gối ghép vải
Tranh ghép vải
Hoạt động trải nghiệm
MÔ HÌNH KINH DOANH
Vụn Art đang cung cấp hai loại kênh phân phối Online (bán hàng qua các sàn thương mại điện Tiki, Amazon, Etsy…) và Offline (B2B, B2C) trong đó phát triển chủ yếu kênh B2B do kênh này tiết kiệm chi phí hơn, có nguồn doanh thu ngay và doanh thu lớn. Tuy nhiên, do chi phí đầu vào cao dẫn đến giá thành tăng, sản phẩm chưa thực sự đa dạng vs năng suất thủ công khá thấp nên doanh thu từ kênh này chưa đều, vậy nên chúng tôi xác định lấy việc làm cho người lao động là quan trọng nhất, lợi nhuận sau cùng. Hiện nay chúng tôi đang đẩy mạnh tích hợp thêm bán B2C và trên sàn thương mại điện tử, website. Cách thức triển khai có hai hình thức: chiết khấu trực tiếp cho khách hàng và đưa giá sản xuất, khách bán với giá của mình.
-Hình thức triển khai cụ thể sẽ chào hàng trược tiếp qua mails, thông qua các kênh thương mại điện tử và website hợp tác với các tổ chức du dịch đón khách tham quan và trãi nghiệm và mua sắm trực tiếp tại Nhà trải nghiệm Vụn Art hoặc qua kênh KOL’s giới thiệu, kết nối hoặc qua các đối tác sử dụng sản phẩm kết nối.
Nhằm cụ thể hoá và để có cái nhìn tổng quát hơn, Vụn Art trình bày mô hình kinh doanh của mình theo mô hình Lean Canvas:
- Phân phối bán hàng
a) Bán hàng tại chỗ
– Gian hàng giới thiệu sản phẩm tại Hợp tác xã, diện tích 30m2; tại Phố Đi bộ Hồ Hoàn Kiếm: 09m2
– Sản phẩm giới thiệu và bán: Tranh ghép vải
– Nhân lực thực hiện: 30 người khuyết tật
b) Liên kết các đại lý phân phối
– Các đại lý trong thành phố: Bảo tàng Phụ nữ, Bảo tàng Mỹ thuật, Sân bay Nội Bài, Đại sứ quán Mỹ, UBND thành phố Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Canifa, Bò sữa
– Các đại lý ngoài thành phố: Bà nà hill, Newzealand, Anh, Nhật Bản
c) Bán hàng qua mạng
– Xây dựng website: đã có
– Quản lý website: đã có
– Nhân lực: 02 người khuyết tật quản lý, vận hành.
d) Chính sách giá:
Áp dụng chính sách với mục tiêu giá cao hơn chi phívà chiết khấu theo số lượng đặt hàng.
- Phương hướng phát triển trong 3-5 năm
Nhằm cụ thể hoá mục tiêu, Vụn Tình Thương đưa ra kế hoạch dự kiến trong 3 đến 5 năm tới của dự án:
-Phát triển dòng sản phẩm cao cấp, phát triển thiết kế mẫu sản phẩm, sản xuất các sản phẩm mới như khẩu trang, vỏ gối, túi bút bên cạnh các sản phẩm đã rất thành công như tranh dân gian dép vải, túi tote, bộ kit ghép vải cho trẻ…
– Phát triển dịch vụ trải nghiệm eco tour.
– Đào tạo nghề cho 10 người khuyết tật tại địa bàn huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre để tạo nhóm sản xuất bên ngoài, nâng tổng số người khuyết tật và phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn lên 40 người. Cụ thể:
+Giai đoạn 2018-2023: tạo việc làm cho 40 người khuyết tật, trong đó xây dựng một nhóm sản xuất tại gia đình cho nhóm 10 người khuyết tật
+Giai đoạn 2023-2028: mục tiêu tạo việc làm cho 300 người khuyết tật, trong đó có 250 người làm tại nhà và 50 người làm trực tiếp tại Vụn Tình Thương.
– Mở rộng quy sản xuất và đội ngũ nhân sự.
– Mở rộng, đẩy mạnh hoạt động gia công hàng hóa, đặc biệt là gia công hàng hóa xuất khẩu ⇒ Tạo thêm nhiều công ăn, việc làm cho người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn; tạo nguồn thu cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời tạo nguồn thu ngoại tệ lớn, thúc đẩy đất nước phát triển.
– Đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh, đạt mục tiêu bán được 3000 – 5000 sản phẩm/ tháng. Doanh thu đạt 600 triệu- 1 tỷ đồng/tháng.
– Hoàn thiện bộ máy nhân sự chủ chốt cho hoạt động quản lý, vận hành, giám sát
Chiến lược marketing 4P
- Chiến lược sản phẩm (Product)
Tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm chính đã được khách hàng ủng hộ, đa dạng kiểu dáng, màu sắc và thiết kế để khách hàng có nhiều lựa chọn hơn.
Nghiên cứu và sản xuất thử những dòng sản phẩm mới mang tính ứng dụng cao và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng hơn: gối ghép vải, hợp bút ghép vải, khẩu trang ghép vải…
Kết nối với các thương hiệu thời trang trong nước để cho ra đời các dòng sản phẩm collab chất lượng, mang thương hiệu Vun Art đến gần hơn với công chúng.
Dịch vụ Vụn ID của Vụn có thể biến mọi ý tưởng của khách hàng thành sự thật trên những sản phẩm túi, áo, vỏ gối, túi đựng bút, đựng chai nước.
- Chiến lược giá (Price).
Hiện tại dù đã hoạt động được gần 3 năm và đã có những sản phẩm của riêng mình và cũng nhận được kha khá sự quan tâm từ cộng đồng, xong Vụn Art vẫn chưa thực sự bùng nổ, nhằm tiếp tục mở rộng phân khúc khách hàng và tăng độ nhận diện thương hiệu trong cộng đồng, Vụn Art thực hiện chiếnlược giá thâm nhâp (Price Penetration) Sản phẩm được tối ưu chi phí nên giá có thể thấp hơn đối thủ từ (20 đến 40%) nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận sau khi khấu trừ tất cả các khoản chi phí.
Chúng tôi cũng áp dụng chiến lược giá theo dòng sản phẩm (Product line Pricing) và chiến lược giá combo (Product bundle pricing) đối với các sản phẩm của vụn Art. Cụ thể, để khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, Vụn Art sẽ tùy biến một sản phẩm/dịch vụ gốc thành nhiều phiên bản khác nhau, được xếp từ phiên bản có giá trị thấp nhất đến phiên bản có giá trị cao nhất (từ bình dân đến cao cấp) nếu sản phẩm được đặt hàng thiết kế, sử dụng đa phần là chất liệu cao cấp…chắc chắn sẽ có mức giá cao hơn so với các sản phẩm khác. Ngoài ra, nhằm kích sale, Vụn Art cũng cung cấp các gói combo sản phẩm gồm nhiều các phẩm ngẫu nhiên khác nhau, những gói sản phẩm này sẽ có giá thấp hơn so với tổng đơn giá của từng sản phẩm riêng lẻ.
- Chiến lược phân phối (Place)
Kênh trực tiếp:
-Bán sản phẩn trực tiếp tại xưởng Vụn Art, đây cũng là cơ sở tham quan trải nghiệm chính của Vụn tại làng lụa Vạn Phúc
-Triển khai trưng bày tại các hội chợ triển lãm, hội thảo, hoạt động cộng đồng về phát triển sản phẩm Việt, du lịch và sản phẩm thủ công làng nghề…
-Bán hàng trên các kênh thương mại điện tử (Tiki, Lazada, Shopee, Facebook …vv).
Kênh gián tiếp :
-Liên kết với các đơn vị phân phối tại khu vực Hà Nội, Saigon và mở rộng ra các khu vực miền Tây và miền Trung, hơn nữa là trong cả nước và suất khẩu ra nước ngoài .
-Phát triển đội ngũ sale và cộng tác viên bán hàng tại từng khu vực cụ thể.
- Chiến lược xúc tiến (Promotion)
Vụn Art chọn các phương tiện truyền thông mạng xã hội, trang web trực tuyến, báo và tạp chí để truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng mục tiêu.
-Viết bài quảng cáo trên các đầu báo điện tử. Một số trang đã từng cộng tác như vietnamplus, laodongthudo, cafef hay thanhnien, mật độ đăng bài là 4-6 tháng/lần. Kinh phí dự trù là 5-10 triệu VNĐ
–Theo số liệu thống kê từ báo cáo Digital Vietnam 2020, có tới 58 triệu người dùng mạng xã hội trên thiết bị di động tính đến đầu năm 2019, con số này tăng đến 8 triệu người dùng so với năm 2018. Theo đó, mạng xã hội là một phương tiện hiệu quả để truyền tải thông điệp doanh nghiệp đến khách hàng. Kênh truyền thông mạng xã hội Vụn Art sử dụng chủ yếu là Facebook và Instagram, chủ yếu thường xuyên cập nhật các mẫu sản phẩm mới, thông báo về các chương trình khuyến mãi và hoạt động xã hội của Vụn Ảt kết hợp với đăng bài trên website nhằm đa dạng hoá phương pháp tiếp cận cho khách hàng.
– Chạy chiến dịch nhận biết sản phẩm, nhận biết thương hiệu trên nền tảng Facebook ads và Google Ads. (Sử dụng những từ khóa có giá đấu thầu thấp). Kinh phí trung bình 2 triệu/tháng, chạy trong vòng 6 tháng.
- Các chiến lược khuyến mại bán hàng
-Các chương trình khuyến mãi sẽ được tổ chức thường xuyên vào các sự kiện đặc biệt, qua đó nhằm thu hút sự quan tâm từ khách hàng hoặc khuyến khích mua hàng có chủ đích.
-Vụn Art khuyến khích mua hàng trực tiếp tại nhà trưng bày vụn Arr thông qua các chương trình tour du dịch văn hoá trải nghiệm, Vụn Art sẽ chiết khấu hoa hồng cho các Tour agents và giảm giá cho những đơn đặt hàng sản phẩm số lượng lớn
-Tuy nhiên do tình hình dịch Covid-19, các hoạt động trực tiếp hiện tại bị hạn chế, Vụn Art sẽ chuyển sang áp dụng phần lớn các chương trình khuyến mãi online như hỗ trợ ship cho khách khi đặt hàng qua mạng hay tặng kèm khẩu trang cho mỗi khách hàng ủng hộ Vụn.
Tổng kết
- Thứ nhất, về việc phát triển sản phẩm, các sản phẩm lưu niệm du lịch làng nghề thường gặp phải vấn đề kém về chất liệu sản phẩm cũng như mẫu mã kiểu dáng lỗi lời, ít đa dạng. Giải pháp của Vụn Art là tập trung đầu tư khâu thiết kế, lên ý tưởng sản phẩm, các mẫu trang trí vụn vải của thương hiệu Vụn Art nhận được tư vấn nghệ thuật từ các hoạ sĩ hàng đầu, luôn đa dạng và theo kịp xu hướng thị trường. Hơn nữa Vụn Art còn cung cấp dịch vụ “biến ý tưởng thành hiện thực” với chủ trương cá nhân hoá quy trình lên ý tưởng đến hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu của từng đối tượng khách hàng, từ đó đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng với chất lượng tối ưu nhất. Trong tương lai Vụn sẽ nghiên cứu thêm các sản phẩm khác để đưa vào thị trường và sẵn sàng hợp tác với các công ty thời trang may mặc để cái tiến chất lượng của thương hiệu
- Thứ hai, về việc xây dựng thương hiệu, vấn đề xây dựng thương hiệu và tạo dựng giá trị cho doanh nghiệp luôn là một bài toán khó, với những giá trị cốt lỗi từ đầu mới thành lập đó là sáng tạo, đam mê, nhiệt huyết, tự chủ, minh bạch. Vụn Art đã đang và sẽ cố gắng mang đến những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng. Vụn Art luôn tin tưởng vào sự chân thành và nhiệt huyết sẽ gắn kết thương hiệu với khách hàng. Vì những gì xuất phát từ trái tim sẽ chạm đến trái tim
- Thứ ba, xã hội ngày nay ai cũng khởi nghiệp đi theo xu hướng phát triển máy móc, tạo cái mới, theo đuổi công nghệ. Có mấy ai quan tâm những nét đẹp đã tạo nên giá trị quê hương mình ngày ấy, những làng nghề truyền thống , thủ công, nét đẹp văn hoá đặc trưng cho đất nước hình chữ S như bây giờ.Dần dần những nét đẹp truyền thống ấy bị lãng quên. Những trí tuệ nhân tạo, máy móc….từng bước đã thay thế con người, tăng năng suất làm việc . Nhưng cũng từ đó nhiều người bị thất nghiệp. Hay khi ta nói đến những người khuyết tật, hiếm khi công ty nào dám nhận họ làm việc, hay cả khi do mặc cảm của xã hội, khiến họ càng ngày càng thấy tự tin về bản thân. Hằng năm nhà nước đều phải bỏ ra một chi phí tương đối để hỗ trợ họ, hay cả khi gia đình thương yêu thì họ lại ỷ lại vào những tình thương đó. Với dự án Vụn Art muốn hướng tới vừa giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, khôi phục nét đẹp truyền thống của dân tộc, mà ở đây còn tạo việc làm cho người khuyết tật. Giúp họ trở thành người có ý cho gia đình và xã hội, giúp họ có thể tự tin hơn, hòa đồng vui vẽ . Mặc khác người nước ngoài rất thích và đánh giá cao những sản phẩm Handmade đặc biệt do những người khuyết tật làm ra . Những sản phẩm là minh chứng cho câu nói cũng như tên dự án “ Tuy Vụn nhưng tạo nên giá trị sống , có ích, có ý nghĩa ”
- Thứ tư, Không chỉ tạo công ăn việc làm cho nhiều người khuyết tật Vụn còn sáng tạo ra những sản phẩm đồ dùng, quà tặng mang hơi thở nghệ thuật truyền thống từ những mảnh lụa vụn, vừa giúp đỡ những người yếu thế, vừa góp phần bảo vệ môi trường.Với phương châm “tàn nhưng không phế”, mong muốn sản phẩm của mình phải “sống được” chứ không muốn mọi người có quan điểm sản phẩm của người khuyết tật thì mọi người “phải ủng hộ”, “phải giúp đỡ”, những sản phẩm của Vụn ngày càng được nhiều khách hàng tin tưởng và sử dụng. Rất nhiều những đối tác lớn đã kí hợp đồng để Vụn cung cấp sản phẩm như Viettel Media, Bảo Việt, Đại sứ quán Mỹ, Khách sạn Hilton, Venus, Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ Sao Kim, Bảo tàng thế giới Cà phê – Cà phê Trung Nguyên. Ngoài những sản phẩm đã và đang chinh phục được khách hàng, Vụn còn tổ chức các buổi trải nghiệm cho học sinh, sinh viên, các nhóm bạn bè, gia đình nhằm mở mang và giới thiệu nhiều nét văn hóa truyền thống.
Trong tương lai, Vụn Art sẽ ngày càng hoàn thiện bộ máy của mình, phấn đấu vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp thành công nhất đi đầu trong thị trường sản xuất hàng quà tặng làng nghề từ vật liệu tái chế, hoàn thiện các sứ mệnh vì cộng đồng cũng như cam kết mang đến thu nhập và niềm vui trong công việc cho những người khuyết tật tại địa bàn hà Nội, hơn nữa là làm sống lại các giá trị truyền thống văn hoá quý báu của Việt Nam từ bao đời mà lâu nay vô tình bị quên lãng.