Thế giới ngày nay đang thay đổi rất nhanh chóng nhờ vào những phát kiến của con người. Nhiều phát kiến đã trở thành những bước ngoặt lớn trong lịch sử, tạo nên tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của loài người ngày nay.

1. Internet

Internet dần dần đã trở thành một công cụ gắn liền với cuộc sống của con người

Internet đã phải trải qua 2 thời kỳ riêng biệt để có thể trở thành mạng toàn cầu như ngày nay. Giai đoạn thứ nhất diễn ra vào cuối những năm 60- trong thời kỳ chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Năm 1958, Mỹ thành lập tổ chức DARPA và khởi xướng chương trình nghiên cứu về một cách thức truyền thông mới để phản pháo lại phía Liên Xô. Kết quả nghiên cứu là sự ra đời của mạng ARPAnet – ông tổ của Internet ngày nay.

Tất nhiên ARPAnet mới chỉ là net chứ vẫn chưa trở thành internet được. Mãi đến khi Chính phủ Mỹ quyết định mở rộng việc sử dụng mạng cho mục đích thương mại thì ARPAnet mới chính thức trở thành Internet vào cuối những năm 1970.

2. Điện Thoại Di Động

Người yêu không có nhưng “dế” phải có một “con”

Chiếc điện thoại di động đầu tiên có tên DynaTAC Motorola và nặng khoảng 1 cân, nó có thời lượng pin khá ok lên tới 10 tiếng tuy nhiên lại chỉ có thời gian thoại tối đa 35 phút, và tất nhiên là nó chỉ có các chức năng cơ bản là nghe, gọi, bấm số và có giá lên tới 3.500$ tương đương hơn 70 triệu đồng.

Trước khi DynaTAC Motorola ra đời, thế giới đã chứng sự xuất hiện của 1 chiếc điện thoại “có tính di động” năm 1967 mang tên Carry phone. Đúng như tên gọi, chiếc điện thoại này chỉ có thế xách theo, chứ chẳng hề di động tẹo nào bởi nó to như 1 cái va li và nặng gần 5 cân.

Theo thời gian thì kích thước và chức năng của điện thoại di động đã thay đổi rất nhiều. Ngày nay, ai cũng có thể sở hữu riêng mình một chiếc smartphone gọn, nhẹ và đầy đủ ứng dụng thông minh.

3. Máy vi tính

Máy tính – công cụ đắc lực của thế hệ “Internet of Thing”

Không rõ ai là người đầu tiên sáng chế máy vi tính, vì cơ bản là có quá nhiều người, quá nhiều nhà khoa học đã tham gia vào công cuộc cải biến chiếc máy vi tính để nó có được những kích thước và chức năng như hiện tại. Điều này cũng dễ hiểu vì có quá nhiều linh kiện góp phần tạo nên 1 chiếc máy vi tính hoàn thiện, 1 sản phẩm micro có dây cũng như rào cản công nghệ đã không cho phép các nhà khoa học làm được quá nhiều điều trong thời đại của mình.

Câu chuyện nổi tiếng nhất về sự ra đời của chiếc máy vi tính thuộc về cỗ máy turing do nhà khoa học anh Alan Turing sáng tạo ra nhằm giải mã hệ thống mật mã Enigma của Phát xít Đức.

4. Tivi

Tuổi thơ của bạn chắn chắc không thể thiếu tivi nhỉ?

Chiếc tivi đầu tiên trên thế giới được sáng chế bởi John Logie Baird vào năm 1925. Ở thời điểm đó Tivi của Logie Baird có thể chạy 30 khung hình trong… 5 giây, sau đó được cải tiến thành 12,5 khung hình/giây. Năm 1928, Baird lần đầu tiên cho phát sóng một chương trình vô tuyến ra nước ngoài, từ London tới New York. Đây cũng được xem như là chương trình phát sóng truyền hình màu đầu tiên trên thế giới.

5. Bánh xe


Nếu không có bánh xe, hẳn đã không có xe ô tô ngày nay

Vết tích của chiếc bánh xe cổ xưa nhất cùng với trục cơ học được tìm thấy ở khu vực lưỡng hà, có niên đại ước tính từ năm 3500 trước Công nguyên. Thuở ban đầu, bánh xe có thiết kế dày và đặc. Về sau, người ta sáng chế thêm nan hoa. Và những chiếc bánh xe có nan hoa đầu tiên được tạo ra trên bán đảo Tiểu Á (ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ) vào khoảng năm 2.000 trước Công nguyên. Để có được những chiếc bánh xe như ngày nay, người ta đã sáng chế thêm nhiều bộ phận mới như vành xe, lốp cao su rồi cả săm để bơm hơi, giảm xóc.

6. Động cơ hơi nước

Động cơ hơi nước là bước ngoặt quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp

Động cơ hơi nước của James Watt được xem là sáng chế quan trọng nhất trong cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh cuối thế kỷ thứ 18, đầu thế 19. Tuy nhiên, Khởi thủy của sáng chế này lại là 1 sáng chế của 1 nhà khoa học khác – chiếc máy bơm nước chạy bằng hơi nước của Thomas Savory. Về sau, James Watt đã nâng cấp chiếc máy hơi nước 1 cách toàn diện mới đúng. Chẳng thế mà cả thế giới đều công nhận James Watt mới là người đã sáng chế ra động cơ hơi nước, chứ không phải Savory hay Newcomen
Sự ra đời của máy hơi nước đã tạo nên bước đột phá cho cuộc cách mạng công nghiệp.
Cả thế giới đã thay đổi nhớ có những chiếc động cơ hơi nước của James Watt

7. Peniciline

Penicillin đã trở thành loại thuốc cứu sống không biết bao nhiêu sinh mạng

Penicillin là 1 loại thuốc kháng sinh, chúng có tác dụng sát trùng bằng cách giết chết bọn vi khuẩn và hạn chế sự sinh trưởng của chúng. “Thần dược của thế kỷ thế 20” được tạo ra năm 1928 bởi nhà nghiên cứu người Scotland: A.Fleming.

Ông đã phát hiện ra một loại mốc có khả năng tiêu diệt các loài vi khuẩn xung quanh chúng 1 cách không thể tình cờ hơn. Mười năm sau một nhóm các nhà bác học người Anh gốc Đức đã tìm ra phương pháp làm sạch chế phẩm từ loại mốc này. Năm 1943, những viên kháng sinh Pénicicline đầu tiên được ứng dụng rộng trải trong y học và cứu sống không biết bao nhiêu sinh mạng.

8. Bóng đèn điện

Bóng đèn sợi đốt là “tiền bối” của bóng đèn huỳnh quang ngày nay

Edison đã khiến cả thế giới phải công nhận bóng đèn sợi đốt là 1 sáng chế của ông bằng cách làm được cái điều mà hơn 20 nhà khoa học trước ông đã không làm được đó là tìm ra được thứ mà ngày nay chúng ta vẫn gọi là dây tóc bóng đèn: 1 sợi chỉ than.
Về sau này, sợi chỉ than huyện thoại được thay thế bằng dây tóc Tungsten (tức Volfam) – chất có điểm nóng chảy cao nhất trong các nguyên tố hóa học đã biết. Edison đã biết trước điều này, tuy nhiên công nghệ thời của ông vẫn còn quá lạc hậu.

9. La Bàn

La bàn đã đóng góp vai trò cực kỳ quan trọng của mình vào sự nghiệp khai phá thế giới của con người

Những chiếc kim chỉ nam đầu tiên có hình dáng một cái muôi, được cắt ra từ một miếng nam châm thiên nhiên và được đặt trên một cái đế bằng đồng đã được mài láng để giảm ma sát.

Sau này, người Trung Hoa dùng kim chỉ nam ứng dụng vào nghề cá. Người Ả Rập học được cách dùng la bàn từ trong khi buôn bán với Trung Hoa. Sau 1 quá trình giao lưu, la bàn được đem qua Tây Âu vào cuối thế kỷ thứ 12, rồi đến Bắc Âu vào thế kỷ thứ 13… mở ra 1 kỷ nguyên mới về ngành hàng hải và thám hiểm.

10. Giấy – Paper

Giấy đã trở thành chất liệu xuyên suốt lịch sử phát triển của loài người

Mặc dù các khám phá về khảo cổ ở Trung quốc cộng với phép tính tuổi bằng carbon phóng xạ chứng minh rằng giấy đã hiện diện từ hai thế kỷ trước thời của Thái Luân(phiên âm là Cải Luân), nhưng người ta vẫn cho rằng Thái Luân là người đầu tiên sáng chế ra giấy.

Vào năm 105, Thái Luân lấy phần bên trong vỏ thân cây dâu tằm và xơ cây tre đem trộn với nước rồi giã nát với dụng cụ bằng gỗ, xong ông đổ hỗn hợp lên tấm vải căng phẳng và trải mỏng rồi để ráo nước. Khi đã khô, Thái Luân khám phá ra đây là chất liệu có thể viết lên dễ dàng mà không tốn nhiều sức.

Tổng hợp:  Thế Bang

Tin gốc




Chia sẻ