Hơn 100 nhà khoa học đã tham dự hội thảo “Kết nối chuyển giao công nghệ đối với viện, trường ở khu vực phía Nam” do ĐHQG-HCM phối hợp Bộ KH&CN tổ chức tại Nhà Điều hành ĐHQG-HCM vào sáng 19/7/2024.

ĐHQG-HCM xác định chiến lược phát triển trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 có 4 nhóm đào tạo, nghiên cứu mang tính mũi nhọn và đột phá gồm: Công nghệ sinh học, công nghệ bán dẫn, vi mạch, trí tuệ nhân tạo, các ngành khoa học – công nghệ liên ngành. Trong các ngành này, ĐHQG-HCM xác định một số trọng tâm, gồm: chuyển đổi năng lượng, nhất là năng lượng xanh; khoa học – công nghệ vật liệu tiên tiến; biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Đó là bốn mũi đột phá của chiến lược phát triển ĐHQG-HCM.

                                 PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐHQG-HCM phát biểu khai mạc Hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Vũ Hải Quân cho biết ĐHQG-HCM đã xác định tầm nhìn trở thành hệ thống đại học nghiên cứu trong tốp đầu châu Á, nơi hội tụ nhân tài và lan tỏa tri thức, văn hóa Việt Nam. Để thực hiện tầm nhìn này, việc hợp tác quốc tế là vô cùng quan trọng. Chủ đề xuyên suốt của ĐHQG-HCM trong 5 năm từ 2021-2025 là “Tự chủ đại học, vươn tầm quốc tế”. Do đó, việc tổ chức hội thảo này đúng với tầm nhìn và chủ đề của ĐHQG-HCM.

ĐHQG-HCM xác định chiến lược phát triển trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 có 4 nhóm đào tạo, nghiên cứu mang tính mũi nhọn và đột phá gồm: Công nghệ sinh học, công nghệ bán dẫn, vi mạch, trí tuệ nhân tạo, các ngành khoa học – công nghệ liên ngành. Trong các ngành này, ĐHQG-HCM xác định một số trọng tâm, gồm: chuyển đổi năng lượng, nhất là năng lượng xanh; khoa học – công nghệ vật liệu tiên tiến; biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Đó là bốn mũi đột phá của chiến lược phát triển ĐHQG-HCM.

Giám đốc ĐHQG-HCM cũng cho biết thêm, trước khi tham gia hội thảo này, ĐHQG-HCM đã triển khai cho các đơn vị thành viên, trực thuộc thực hiện khảo sát về nhu cầu hợp tác liên quan khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo… với các đối tác quốc tế. “Đây là cơ hội rất lớn để chúng ta có thể gặp gỡ, trao đổi và giao lưu với các đại diện của Bộ KHCN tại các quốc gia trên thế giới, những người nắm rất rõ, rất chắc và rất nhiệt tình về thông tin khoa học – công nghệ của các viện trường, doanh nghiệp, các quỹ hỗ trợ của các nước bạn”, PGS.TS Vũ Hải Quân nhấn mạnh. Giám đốc ĐHQG-HCM gửi lời cảm ơn Bộ KH&CN đã chọn ĐHQG-HCM để tổ chức hội thảo quan trọng này.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy cho biết, Bộ KH&CN đã xây dựng mạng lưới đại diện trên 23 địa bàn trọng điểm về khoa học – công nghệ tại 15 quốc gia. Các đại diện này sẽ thực hiện các nhiệm vụ như (1) xây dựng và kết nối trực tiếp với các nhà khoa học người Việt, người gốc Việt dựa trên nhu cầu của các viện trường, doanh nghiệp trong nước để giới thiệu; tìm hiểu hiểu các chiến lược, văn kiện, văn bản pháp luật về khoa học – công nghệ của các quốc gia để tư vấn cho Bộ KH&CN và các trường viện, doanh nghiệp trong nước có nhu cầu và (3) kết nối trực tiếp các nguồn công nghệ của viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp nước ngoài với các đơn vị trong nước có nhu cầu.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy phát biểu định hướng hội thảo.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy bày tỏ: “Tôi mong muốn sau hội thảo kết nối này, các đại diện khoa học – công nghệ của Bộ sẽ có những kết nối trực tiếp với các nhà khoa học của ĐHQG-HCM”.

Đại biểu đã lắng nghe 02 báo cáo đặc sắc về hoạt động kết nối, chuyển giao công nghệ của mạng lưới đại diện khoa học, công nghệ và một số kết quả tổng hợp theo nhu cầu của ĐHQG-HCM, đề xuất một số hoạt động hợp tác trong thời gian tới (ông Nguyễn Đức Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ KH&CN) và báo cáo chi tiết về kết quả tìm kiếm dựa trên nhu cầu của ĐHQG-HCM và giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của một số quốc gia trong hợp tác nghiên cứu chung, đào tạo, chuyển giao công nghệ… (đại diện khoa học và công nghệ của Bộ KH&CN tại Newyork, Houston, Tokyo, London, Hàn Quốc, Washington).

Hội thảo được tổ chức thành hai phiên, gồm: hội thảo kết nối chuyển giao công nghệ đối với viện, trường ở khu vực phía Nam (buổi sáng) và hội thảo kết nối chuyển giao công nghệ đối với các sở ngành, doanh nghiệp ở khu vực phía Nam (buổi chiều). Hội thảo đã thu hút hơn 100 doanh nghiệp, trường-viện, Sở KH&CN, LHH KH&KT và các đơn vị liên quan của các tỉnh thành lân cận Tp.HCM, nhiều nhà khoa học,… về tham dự và chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp.

Nguồn: Tổng hợp tin từ research.vnuhcm.edu.vn/




Chia sẻ