IPTC_Sáng chế mã số 1-2024-08108: Hệ thống xử lý nước thải đồng thời tạo tảo hạt hoạt tính.
Nhằm thúc đẩy hoạt động đăng ký tài sản trí tuệ hình thành từ hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ (IPTC), Đại học Quốc gia TPHCM đã và đang triển khai đặc biệt hiệu quả đề án. IPTC xin giới thiệu những sáng chế đã và đang được Cục SHTT- Bộ KH&CN cấp chứng nhận. Đây là kết quả của Đề án “Hỗ trợ thúc đẩy gia tăng tài sản trí tuệ đối với sáng chế & giải pháp hữu ích của Đại học Quốc gia TP. HCM giai đoạn 2024-2026 (Mã số ĐA2024-52-01) được ĐHQG-HCM giao cho IPTC thực hiện. Trong khuôn khổ đề án, nhiều kết quả nghiên cứu khoa học có giá trị được xem xét hỗ trợ đăng ký sáng chế chuyên nghiệp từ xây dựng bảng mô tả đến quá trình theo đuổi đơn.
Trung tâm IPTC xin giới thiệu đơn đăng ký sáng chế với thông tin như sau:
1.Tên sáng chế: Hệ thống xử lý nước thải đồng thời tạo tảo hạt hoạt tính
2. Mã số đơn: 1-2024-08108.
3. Đơn vị: PTN Trọng điểm thuộc ĐHQG-HCM về lĩnh vực công nghệ xử lý chất thải bậc cao.
4. Nhóm tác giả: PGS.TS. Bùi Xuân Thành, Phạm Mai Duy Thông, Nguyễn Phương Thảo, Trần Công Sắc, Hoàng Quang Huy.
5. Tình trạng: Cục SHTT công bố chấp nhận đơn theo QĐ số 38045/QĐ-SHTT ngày 26/3/2025
6. Giới thiệu: Hệ thống xử lý nước thải đồng thời tạo tảo hạt hoạt tính gồm:
– Thiết bị lọc để loại chất rắn lơ lửng từ thiết bị chứa dòng nước thải đầu vào;
– Ít nhất một thiết bị quang sinh học khuấy trộn dạng mẻ SPBR (SPBR‒Sequencing Stirred-Photobioreactor) hoạt động với các điều kiện vận hành được thiết lập trước để xử lý nước thải đầu vào tiền xử lý và đồng thời tạo tảo hạt hoạt tính;
– Thiết bị lưu chuyển nước đã xử lý trong thiết bị SPBR ra ngoài thông qua đầu ra của thiết bị SPBR; và bổ sung nước thải đầu vào tiền xử lý vào thiết bị SPBR;
– Thiết bị thu hồi tảo hạt hoạt tính. Hệ thống sử dụng thiết bị quang sinh học khuấy trộn dạng mẻ SPBR cho phép vận hành ở chế độ các mẻ riêng lẻ, giúp tăng diện tích tiếp xúc, độ xuyên sáng xuyên suốt bể phản ứng và hòa trộn hoàn toàn trong thiết bị SPBR, giảm tiêu thụ năng lượng và chi phí vận hành, tạo được hiệu suất thu hoạch sinh khối cao; và giúp giảm chi phí xử lý nước thải do hệ thống hoạt động không cần thiết bị cấp khí oxy nên tiết kiệm chi phí vận hành, có thể giảm từ 60% đến 65% năng lượng tiêu hao cho thiết bị cấp khí thông thường.
Hệ thống theo sáng chế có nhiều ưu điểm ứng dụng trong xử lý nước thải. Cơ chế xử lý chất ô nhiễm của sáng chế được thực hiện bằng phương pháp đồng hóa các chất ô nhiễm trong nước thải thành sinh khối vi tảo và vi khuẩn được thực hiện bởi quá trình cộng sinh vi tảo và vi khuẩn. Ngoài ra, việc thu hồi sinh khối sẽ dễ dàng do kích thước tảo hạt hoạt tính được tạo thành lớn (hơn 0,3 mm) và có cấu trúc chặt và khả năng lắng trọng lực vượt trội với tỉ lệ lắng >95%, tốc độ lắng > 20 m/h làm tăng hiệu quả thu hồi sinh khối và giảm chi phí thu hồi sinh khối bằng hóa chất trợ lắng. Ngoài ra, tỉ lệ loại bỏ hữu cơ và dinh dưỡng trong cả quá trình xử lý cao, cụ thể là COD và TP trên 90% và NH4+-N trên 85%.
7.Hình quy trình và đặc điểm sản phẩm:
Mục lục
- 1 Hình 1. Quy trình và đặc điểm sản phẩm của sáng chế “Hệ thống xử lý nước thải đồng thời tạo tảo hạt hoạt tính (mã số 1-2024-08108)”
- 2 8.Tờ khai sáng chế
- 3 Hình 2. Tờ khai sáng chế “Hệ thống xử lý nước thải đồng thời tạo tảo hạt hoạt tính (mã số 1-2024-08108)”
- 4 9.Quyết định chấp nhận đơn:
- 5 Hình 3. Quyết định của Cục SHTT chấp nhận đơn sáng chế mã số 1-2024-08108.
Hình 1. Quy trình và đặc điểm sản phẩm của sáng chế “Hệ thống xử lý nước thải đồng thời tạo tảo hạt hoạt tính (mã số 1-2024-08108)”
8.Tờ khai sáng chế
Hình 2. Tờ khai sáng chế “Hệ thống xử lý nước thải đồng thời tạo tảo hạt hoạt tính (mã số 1-2024-08108)”
9.Quyết định chấp nhận đơn:
Hình 3. Quyết định của Cục SHTT chấp nhận đơn sáng chế mã số 1-2024-08108.
10.Thông tin liên hệ: Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ, Đại học Quốc gia TP.HCM.
Email: iptc@vnuhcm.edu.vn, tdcthanh@vnuhcm.edu.vn;
Website: iptc.vn
Điện thoại: 028) 37242180; Fax: (028) 37242181.
VP IPTC (5/2025)