Giới thiệu sáng chế: Phương pháp làm giàu kháng sinh quinolon bằng quá trình chiết pha rắn sử dụng vật liệu SiO2-(CH2)3-DABCO-C18H37 làm chất hấp phụ.
1.Tên sáng chế: Phương pháp làm giàu kháng sinh quinolon bằng quá trình chiết pha rắn sử dụng vật liệu SiO2-(CH2)3-DABCO-C18H37 làm chất hấp phụ.
Tác giả: PGS.TS. Trần Hoàng Phương
Khoa Hóa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
2.Mã số đơn sáng chế: 1-2024-08030
3.Tình trạng: Đã chấp nhận đơn theo quyết định 147409/QĐ-SHTT ngày 13 tháng 12 năm 2024 của Cục SHTT, Bộ KH&CN.
4.Tóm tắt sáng chế:
Phương pháp làm giàu kháng sinh quinolon bằng quá trình chiết pha rắn sử dụng vật liệu SiO2-(CH2)3-DABCO-C18H37 làm chất hấp phụ bao gồm các bước sau: tiến hành chuẩn bị cột chiết pha rắn bằng cách cân một lượng vật liệu SiO2-(CH2)3-DABCO-C18H37 xác định, cho vào cột SPE và được cố định 2 đầu bằng màng lọc; tiến hành tải mẫu qua cột chiết pha rắn bằng cách: tiến hành hoạt hóa với metanol và nước cất hai lần cột chiết pha rắn SiO2-(CH2)3-DABCO-C18H37 đã chuẩn bị; tiến hành tải mẫu qua cột dung dịch chuẩn với hỗn hợp với thể tích xác định các kháng sinh quinolon; sau đó, cột được rửa bằng dung dịch nước cất; tiến hành rửa giải các mẫu bằng hệ dung môi các chất phân tích; tiến hành thổi khô dung môi và dùng metanol để hòa tan lại mẫu; dung dịch được lọc và tiêm vào hệ thống phân tích sắc ký lỏng hiệu năng cao ghép khối phổ.
5.Bản chất kỹ thuật của sáng chế (yêu cầu bảo hộ)
Sáng chế này đề cập phương pháp làm giàu kháng sinh quinolon bằng quá trình chiết pha rắn sử dụng vật liệu SiO2-(CH2)3-DABCO-C18H37 làm chất hấp phụ, trong đó bằng cách thông qua việc tạo liên kết hóa học góp phần làm sáng tỏ tác dụng lưu giữ và làm giàu hiệu quả trong quá trình chiết pha rắn đối với các kháng sinh quinolon. Phương pháp theo sáng sáng này chọn lọc, hiệu quả, quy trình thực hiện đơn giản và dễ áp dụng trong thực tế.
Theo một khía cạnh, phương pháp làm giàu kháng sinh quinolon bằng quá trình chiết pha rắn sử dụng vật liệu SiO2-(CH2)3-DABCO-C18H37 làm chất hấp phụ bao gồm các bước sau:
(1). Tiến hành chuẩn bị cột chiết pha rắn bằng cách cân một lượng vật liệu SiO2-(CH2)3-DABCO-C18H37 xác định, cho vào cột SPE và được cố định 2 đầu bằng màng lọc;
(2). Tiến hành tải mẫu qua cột chiết pha rắn bằng cách: tiến hành hoạt hóa với metanol và nước cất hai lần cột chiết pha rắn SiO2-(CH2)3-DABCO-C18H37 đã chuẩn bị;
(3). Tiến hành tải mẫu qua cột dung dịch chuẩn với hỗn hợp với thể tích xác định các kháng sinh quinolon; sau đó, cột được rửa bằng dung dịch nước cất;
(4) Tiến hành rửa giải các mẫu bằng hệ dung môi các chất phân tích;
(5) Tiến hành thổi khô dung môi và dùng metanol để hòa tan lại mẫu; dung dịch được lọc và tiêm vào hệ thống phân tích sắc ký lỏng hiệu năng cao ghép khối phổ.
6.Hiệu quả đạt được
Phương pháp làm giàu kháng sinh quinolon bằng quá trình chiết pha rắn sử dụng vật liệu SiO2-(CH2)3-DABCO-C18H37 làm chất hấp phụ, theo đó vật liệu SiO2-(CH2)3-DABCO-C18H37 này thể hiện khả năng lưu giữ (>90%) và làm giàu hiệu quả trong quá trình chiết pha rắn đối với 11 kháng sinh quinolon (enrofloxaxin, ciprofloxaxin, sarafloxaxin, danofloxaxin, marbofloxaxin, norfloxaxin, ofloxaxin, orbifloxaxin, difloxaxin, axit nalidixic, flumequin). Trong điều kiện tải và rửa giải mẫu tối ưu, hiệu suất thu hồi của các quinolon đã được xác định đạt theo tiêu chuẩn >80% trên nền mẫu thí nghiệm. Sáng chế này tạo cơ sở khoa học vững chắc cho những nghiên cứu ứng dụng nhằm tạo ra các vật liệu chiết pha rắn có tiềm năng làm giàu mẫu, loại tạp nền trong phân tích dư lượng của các hợp chất hữu cơ trên nền mẫu thực phẩm.
7.Thông tin liên hệ: Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ, Đại học Quốc gia TP.HCM. Email: iptc@vnuhcm.edu.vn, tdcthanh@vnuhcm.edu.vn
Tin: VP-IPTC