Giá trị của quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) và tiềm năng của nó trong tương lai thường không được các tổ chức, doanh nghiệp đánh giá đầy đủ. Tuy nhiên, khi quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ pháp lý và nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tồn tại trên thị trường, quyền sở hữu trí tuệ sẽ trở thành tài sản kinh doanh có giá trị.

Khối tài sản vô hình là tài sản kinh doanh có giá trị (Đồ họa: Cục Sở hữu Trí tuệ)

Quyền sở hữu trí tuệ không những tạo ra thu nhập cho tổ chức của bạn thông qua li-xăng, bán hoặc thương mại hóa các sản phẩm hoặc dịch vụ được bảo hộ mà có thể nâng cao đáng kể thị phần hoặc làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn.

Trong trường hợp bán, sáp nhập hoặc mua lại, tài sản trí tuệ có thể làm tăng đáng kể giá trị doanh nghiệp của bạn và đôi khi, đó chính là tài sản đầu tiên và thực sự có giá trị.

Do đó, chiến lược sử dụng tài sản trí tuệ có thể nâng cao căn bản tính cạnh tranh cho doanh nghiệp, tổ chức của bạn. Giống như tài sản hữu hình, tài sản trí tuệ phải được nhận diện, được tính toán, định giá, giám sát chặt chẽ và quản lý cẩn thận nhằm có được nhiều giá trị nhất. Tuy nhiên, trước khi việc này được thực hiện, các đơn vị phải nhận thức được giá trị của quyền sở hữu trí tuệ và bắt đầu nhìn nhận chúng như một tài sản kinh doanh có giá trị.

Tổng hợp: HT (nguồn WIPI.INT)




Chia sẻ