Quyền tác giả là gì? Loại tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả?
Quyền tác giả là phần cốt lõi của pháp luật nhằm trao cho tác giả, nghệ sỹ và các nhà sáng tạo khác sự bảo hộ cho những sáng tạo văn học và nghệ thuật của họ – dưới đây được gọi chung là “tác phẩm”. Theo quy định, các tác phẩm đủ điều kiện bảo hộ quyền tác giả là các sáng tạo có tính nguyên gốc. Chúng được bảo hộ bất kể chất lượng của chúng và thường bao gồm cả các hướng dẫn kỹ thuật hoặc các hình vẽ kỹ thuật đơn thuần.
Pháp luật về quyền tác giả không liệt kê danh mục đầy đủ các loại tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, nhưng trên thực tiễn pháp luật của tất cả quốc gia đều quy định sự bảo hộ cho các đối tượng sau:
– Tác phẩm văn học;
– Tác phẩm âm nhạc;
– Tác phẩm nghệ thuật;
– Bản đổ và các bản vẽ kỹ thuật;
– Các tác phẩm nhiếp ảnh;
– Tác phẩm điện ảnh;
– Chương trình máy tính;
– Các sản phẩm đa phương tiện.
Phần mềm máy tính được bảo hộ quyền tác giả (https://pixabay.com)
Do vậy, tác giả của chương trình máy tính, người thiết kế trang web, doanh nghiệp đa phương tiện, công ty quảng cáo, đài phát thanh, nhà xuất bản và các kênh truyền hình sáng tạo ra và truyền bá các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo các quy định thông thường. Hơn nữa, các công ty có hoạt động kinh doanh chủ yếu không liên quan đến việc sáng tạo hoặc phổ biến các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả phải có sự hiểu biết tốt về hệ thống quyền tác giả vì trang web của công ty, chương trình quảng cáo, tài liệu giới thiệu, tài liệu hướng dẫn và các tài liệu khác nhìn chung là được bảo hộ quyền tác giả. Hơn nữa, các công ty cần phải lưu ý khi sử dụng các tác phẩm của người khác được bảo hộ quyền tác giả, như chương trình máy tính.
Tổng hợp: HT