Sự khác nhau giữa chỉ dẫn địa lý và quy tắc xuất xứ và nhãn hiệu là gì?
Sự khác nhau giữa chỉ dẫn địa lý và quy tắc xuất xứ là gì?
“Quy tắc xuất xứ” là các điều kiện được sử dụng để xác định nơi sản phẩm được sản xuất. Chúng là một bộ phận thiết yếu của quy tắc thương mại do chính sách phân biệt đối xử giữa các nước xuất khẩu như: hạn ngạch, ưu đãi thuế quan, bán phá giá, nghĩa vụ đối kháng (được tính để chống lại trợ cấp xuất khẩu) và hơn nữa.
Quy tắc xuất xứ còn được sử dụng để thu thập các số liệu thống kê thương mại và tính các nhãn hiệu “sản xuất tại …” (made in…) gắn trên sản phẩm. Vấn đề này ngày càng trở nên phức tạp do quá trình toàn cầu hóa và cách thức sản phẩm được sản xuất ở nhiều nước trước khi được đưa ra thị trường.
Mặt khác, chỉ dẫn địa lý là những dấu hiệu được sử dụng trên hàng hóa có xuất xứ địa lý cụ thể có chất lượng hoặc uy tín được tạo nên nhờ khu vực địa lý đó. Chỉ những sản phẩm nhất định đáp ứng các điều kiện nêu trên và đã được đăng ký làm chỉ dẫn địa lý mới có thể mang những dấu hiệu đó. Phần lớn chỉ dẫn địa lý chứa tên gọi địa danh xuất xứ của hàng hoá.
Sự khác biệt giữa chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu được doanh nghiệp sử dụng để phân biệt hàng hoá và dịch vụ của mình với những hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền ngăn cấm nguời khác sử dụng nhãn hiệu đó. Chỉ dẫn địa lý chỉ ra cho người tiêu dùng biết được hàng hoá được sản xuất ở một khu vực cụ thể và có những đặc tính nhất định là nhờ khu vực sản xuất đó. Tất cả các nhà sản xuất sản phẩm của mình ở khu vực được chỉ dẫn địa lý và sản phẩm có cùng chất lượng thì đều có thể sử dụng chỉ dẫn địa lý đó.
Tổng hợp: HT