Ai sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế hoặc tác phẩm có bản quyền hoặc kiểu dáng được tạo ra từ việc thuê lao động tự do bên ngoài (freelancer)?
Các công ty thường thuê các nhà tư vấn, cố vấn hoặc nhà thầu độc lập (tạm gọi là “freelancer”) để tạo ra một loạt sản phẩm mới và có tính nguyên gốc cho mình. Những sản phẩm này có thể là kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tiếp thị, tài liệu đào tạo, tài liệu thông tin, tài liệu hướng dẫn kĩ thuật, phần mềm, trang tin điện tử (website), thiết kế, hình vẽ, báo cáo nghiên cứu, cơ sở dữ liệu, biểu trưng cho chiến dịch quảng cáo, v.v.. Cả công ty và nhà thầu độc lập phải cẩn thận khi tham gia một hợp đồng để giải quyết một cách thỏa đáng các câu hỏi liên quan đến quyền sở hữu tài sản trí tuệ.
Ví dụ, nếu nhà tư vấn hoặc nhà thầu đưa ra một số thiết kế hoặc biểu tượng khác biệt và công ty chỉ chấp nhận một trong số đó thì vấn đề là ai sẽ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng còn lại?
Sáng chế.
Về nguyên tắc, ở hầu hết các nước, một công ty thuê một nhà thầu độc lập phát triển sản phẩm hoặc quy trình mới thì sẽ sở hữu quyền bất kỳ đối với sáng chế, trừ khi có thoả thuận khác. Nhìn chung, điều này có nghĩa là nếu nhà thầu không có hợp đồng bằng văn bản với công ty để chuyển nhượng sáng chế đó cho công ty thì công ty sẽ không có quyền sở hữu đối với sáng chế đã được sáng tạo ra dù cho công ty trả tiền để làm ra các sáng chế đó.
Quyền tác giả.
Ở hầu hết các nước, tác giả hành nghề sáng tạo tự do sẽ sở hữu quyền tác giả nếu người đó không ký hợp đồng bằng văn bản để chuyển nhượng quyền. Nếu, và chỉ khi có hợp đồng như vậy, công ty ký hợp đồng với tác giả sáng tạo thường sẽ sở hữu tài sản trí tuệ (một lần nữa, tác giả vẫn giữ quyền nhân thân). Trong trường hợp không có hợp đồng, người trả tiền cho việc tạo ra tác phẩm sẽ có quyền sử dụng tác phẩm cho các mục đích mà theo đó nó được tạo ra. Ví dụ, các công ty đã trả tiền cho nhà thầu độc lập để xây dựng một trang web riêng cho họ có thể không dễ chịu khi nhận ra rằng mình không sở hữu sản phẩm đã được tạo ra theo hợp đồng. Điều này có nghĩa rằng, ví dụ, các công ty không thể thay đổi nội dung hoặc rằng người bất kỳ muốn sao chép nội dung thì có thể nhận được phép cho việc đó từ nhà thầu.
Ví dụ, các quy tắc hoặc ngoại lệ khác nhau có thể được áp dụng đối với các bức ảnh, bộ phim và các bản ghi âm đã được tạo ra theo hợp đồng.
Kiểu dáng công nghiệp.
Nếu nhà thiết kế ký hợp đồng tạo ra một thiết kế cụ thể thì một lần nữa, trong nhiều trường hợp, các quyền sở hữu trí tuệ sẽ không tự động chuyển giao cho bên tham gia hợp đồng mà vẫn thuộc về nhà thiết kế tự do. Ở một số nước, bên tham gia hợp đồng sẽ sở hữu các quyền đối với thiết kế chỉ khi họ thanh toán tiền thù lao cho thiết kế đó.
Tổng hợp: HT