Ở hầu hết các nước trong đó có Việt Nam, kiểu dáng công nghiệp phải đăng ký để được bảo hộ theo pháp luật sở hữu trí tuệ. Để đăng ký kiểu dáng công nghiệp, bạn phải nộp đơn đăng ký tại cơ quan kiểu dáng công nghiệp quốc gia (hoặc khu vực) của nước (hoặc khu vực) mà bạn muốn nhận được sự bảo hộ (tại Việt Nam thì đăng ký tại Cục Sở hữu Trí tuệ).

Kiểu dáng công nghiệp của một chiếc xe oto (Nguồn hình: https://pxhere.com/vi/photo/1231812)

Khi kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ thông qua đăng ký, chủ sở hữu được cấp độc quyền chống lại việc sao chép và bắt chước trái phép của bên thứ ba. Quyền này bao gồm quyền ngăn cấm tất cả những người khác sản xuất, chào bán, nhập khẩu, xuất khẩu và bán hang hóa bất kỳ chứa hoặc sử dụng kiểu dáng đã được đăng ký. Pháp luật SHTT xác định phạm vi bảo hộ thực tế của quyền đối với kiểu dáng đã được đăng ký.

Thời hạn bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp được đăng ký là khác nhau giữa các nước, nhưng tối thiểu là 10 năm và thường thì dài. Ở một số nước, chủ sở hữu được yêu cầu giahạn thời hạn bảo hộ kiểu dáng vài năm một lần. Trường hợp cụ thể ở Việt Nam quy định: “Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm”

Nhìn chung, người sáng tạo kiểu dáng hoặc người sử dụng lao động (nếu người lao động đó thực hiện công việc theo hợp đồng) có quyền nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Người nộp đơn có thể là cánhân (ví dụ, người sáng tạo ra kiểu dáng) hoặc pháp nhân (ví dụ, công ty). Trong trường hợp bất kỳ, đơn có thể được nộp trực tiếp hoặc thông qua đại diện sở hữu công nghiệp (Ví dụ: thông qua IPTC).

Tổng hợp: HT




Chia sẻ