Trong trường hợp sản phẩm có thể được bảo hộ theo nhiều quyền SHTT khác nhau, thì điều quan trọng đối với doanh nghiệp là phải hiểu về hệ thống này và lựa chọn cách thức bảo hộ các quyền một cách có hiệu quả nhất để tránh việc các đối thủ cạnh tranh sao chép và bắt chước.

Do đó, khi doanh nghiệp đưa một sản phẩm mới ra thị trường phải xem xét đối tượng để bán chính trong sản phẩm của mình là gì. Nói cách khác, cái gì trong sản phẩm của bạn thu hút khách hàng nhất? Hay cái gì làm sản phẩm của bạn khác biệt so với sản phẩm của đối thủ? Có phải là những đặc điểm kỹ thuật sáng tạo không? Hay kiểu dáng của sản phẩm? Thương hiệu? Hay các nội dung văn học, nghệ thuật hoặc sáng tạo có trong sản phẩm đó? Câu trả lời có thể tạo cho doanh nghiệp những ý tưởng ban đầu về cách thức bảo hộ sản phẩm mới và từ đó, có được sự độc quyền bằng những lý do thuyết phục nhất đảm bảo cho sự thành công của sản phẩm trên thị trường. Đôi khi có thể chỉ là một yếu tố duy nhất; nhưng nhiều lúc sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau lại khiến khách hang quyết định mua một sản phẩm cụ thể trong một loạt sản phẩm cạnh tranh sẵn có khác. Tùy theo đặc điểm thị trường, sự chú trọng và nguồn lực có thể được dành cho một hoặc nhiều loại quyền hoặc sự kết hợp các loại quyền SHTT khác nhau cho một sản phẩm cụ thể.

Sử dụng hệ thống SHTT đúng lúc sẽ đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp (nguồn ảnh:  Creative Commons 3 – CC BY-SA 3.0)

Ngoài ra, hệ thống quyền SHTT đang phát triển theo hướng cùng một sản phẩm có thể được bảo hộ theo các quyền SHTT khác nhau. Ví dụ, hình dáng mới của sản phẩm cũng có thể được giữ như bí mật thương mại cho đến khi đưa sản phẩm ra thị trường, các đặc điểm về chức năng sản phẩm có thể bảo hộ dạng sáng chế… Vì vậy, có thể không có câu trả lời cuối cùng một cách rõ ràng và tốt hơn hết hãy hỏi ý kiến của chuyên gia về SHTT để xây dựng một chiến lược SHTT hoàn chỉnh cho sản phẩm và thậm chí cho doanh nghiệp của bạn.

Cho dù quyết định cuối cùng của bạn là gì đi nữa, thì tốt nhất là bạn hãy bắt đầu bảo hộ ít nhất là nhãn hiệu. Bởi vì thậm chí, nếu nó chưa có nhiều giá trị vào thời điểm ra mắt sản phẩm nhưng sự thành công của sản phẩm sẽ làm tăng giá trị nhãn hiệu ngay lập tức và trở thành một bộ phận quan trọng về hình ảnh và bản sắc của sản phẩm. Nhưng, lúc đó có thể là đã quá muộn!

Tổng hợp: HT (theo tài liệu của WIPO.INT)




Chia sẻ