IPTC- bring innovation to society: cầu nối của Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thành tích 30 năm VNUHCM
Là một trong những “chiếc nôi” của Khoa học công nghệ (KHCN) và Đổi mới sáng tạo (ĐMST) khu vực phía Nam, Đại học Quốc gia TPHCM (VNUHCM) đã và đang dẫn dắt cho sự đổi mới. Sự ra đời IPTC từ 2011 đã góp phần thực hiện thành công các mục tiêu về KHCN của Chiến lược Phát triển của VNUHCM. IPTC được lãnh đạo VNUHCM tin tưởng và giao các nhiệm vụ về SHTT&CGCN các kết quả nghiên cứu KH&CN: thông tin, xác lập quyền và ủy quyền đăng ký, xúc tiến thương mại hoá – CGCN; phối hợp tổ chức các chương trình đào tạo; Tư vấn, tham mưu cho cơ chế chính sách và quy định.
Trong gần 15 năm qua, VNUHCM có số lượng đơn đăng ký sáng chế trong nước và quốc tế thuộc top đầu trong cả nước. Năm 2024, tổng số đơn đăng ký sở hữu trí tuệ của các nhà khoa học trong VNUHCM đã vượt 500, trong đó có 11 đơn nộp tại Mỹ. Đội ngũ IPTC đã thực hiện thành công các đề án: Triển khai thí điểm thực hiện đăng ký sáng chế thông qua hiệp ước hợp tác về sáng chế quốc tế PCT và chỉ định vào Mỹ đối với các kết quả nghiên cứu của ĐHQG-HCM (2018-202); Nâng cao năng lực đăng ký sở hữu trí tuệ tại ĐHQG-HCM (năm 2020); Thực hiện đăng ký sáng chế quốc tế tại mỹ đối với các kết quả nghiên cứu của ĐHQG-HCM (năm 2021); Giải pháp gia tăng số lượng bằng độc quyền sáng chế quốc tế của ĐHQG-HCM (năm 2022); Giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị tài sản trí tuệ tại các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM-Ứng dụng thí điểm tại ĐHQG-HCM; Hỗ trợ thúc đẩy gia tăng tài sản trí tuệ đối với sáng chế & giải pháp hữu ích của ĐHQG-HCM (giai đoạn 2024-2026).
IPTC- bring innovation to society đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao uy tín khoa học của VNUHCM và góp phần thúc đẩy sự phát triển của KHCN tại Việt Nam.
Ảnh: Các chuyên gia của IPTC tham gia báo cáo và trao đổi về SHTT&CGCN tại một số trường đại học và địa phương năm 2024.
Tin: IPTC (CT&VH)