Nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy phát triển hoạt động đăng ký sở hữu trí tuệ cho các tài sản trí tuệ hình thành từ hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ (IPTC), ĐHQG-HCM đã phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM đồng tổ chức hội thảo “Quản trị Tài sản trí tuệ trong hoạt động Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo”

  1. Tên Hội thảo: Quản trị Tài sản trí tuệ trong hoạt động Khoa học Công nghệ

và Đổi mới sáng tạo;

  1. Thời gian: 07:30 thứ bảy, ngày 29 tháng 03 năm 2025;
  2. Địa điểm: Phòng C32 (lầu 3, dãy C), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM 227 Nguyễn Văn Cừ, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
  3. Các chuyên đề:

*Chuyên đề 1: Bảo hộ quyền SHTT hình thành từ hoạt động KHCN&ĐMST

Chuyên gia trình bày: PGS.TS Lê Thị Nam Giang;Viện trưởng Viện SHTT, KN và ĐMST, Trường Đại học Luật TPHCM;

*Chuyên đề 2: Tiến trình và hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Chuyên gia trình bày: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền;Giám đốc Trung tâm Thông tin SHCN – Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ KH&CN.

* Chuyên đề 3: Các hệ thống đăng ký quốc tế và Cơ sở dữ liệu về Sở hữu công nghiệp;

Chuyên gia trình bày: ThS. Nguyễn Thị Huyền Trang;Trường Đại học Fulbright Việt Nam;

* Chuyên đề 4: Quản trị TSTT trong Doanh nghiệp lớn và bài học kinh nghiệm

Chuyên gia trình bày: TS. Nghiêm Biên;Trưởng bộ phận ĐMST, Trưởng bộ phận SHTT, Cty Bosch Global Software Technologies.

* Chuyên đề 5: Hệ sinh thái ĐMST và Vai trò SHTT

Chuyên gia trình bày: PGS.TS Từ Diệp Công Thành;Giám đốc Trung tâm Sở hữu trí tuệ & Chuyển giao công nghệ; Đại học Quốc gia TPHCM;

*Chuyên đề 6: Mô hình hợp tác Đại học Doanh nghiệp và ĐMST

Chuyên gia trình bày: TS.Khương Anh Dũng,Trưởng bộ phận Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm, IoT, Công nghiệp 4.0, Đại diện Kết nối Đại học về Đổi mới Sáng tạo và Đối tác Thành viênCty Bosch Global Software Technologies.

*Phần trao đổi giữa các chuyên gia và người tham dự.

Hình 1. Đại diện Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Tp.HCM) đơn vị đồng tổ chức phát biểu khai mạc.

Hình 2. Toàn cảnh một số đại biểu và chuyên gia trong  Hội thảo.

Hình 3. Báo cáo viên PGS.TS Lê Thị Nam Giang (Viện trưởng Viện SHTT, KN và ĐMST, Trường Đại học Luật TPHCM) trình bày về “Bảo hộ quyền SHTT hình thành từ hoạt động KHCN&ĐMST”.

Hình 4. Báo cáo viên TS. Nguyễn Thị Thu Hiền (Giám đốc Trung tâm Thông tin SHCN – Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ KH&CN) giới thiệu về “Tiến trình và hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp”.

Hình 5. Báo cáo viên ThS. Nguyễn Thị Huyền Trang (Trường Đại học Fulbright Việt Nam) trao đổi về  “Các hệ thống đăng ký quốc tế và Cơ sở dữ liệu về Sở hữu công nghiệp”.

Hình 6. Báo cáo viên TS. Nghiêm Biên (Trưởng bộ phận ĐMST, Trưởng bộ phận SHTT, Cty Bosch Global Software Technologies) trình bày các kinh nghiệm đối với “Quản trị TSTT trong Doanh nghiệp lớn và bài học kinh nghiệm”.

Hình 7. (người thứ 2 từ bên trái)Báo cáo viên PGS.TS Từ Diệp Công Thành (Giám đốc Trung tâm Sở hữu trí tuệ & Chuyển giao công nghệ, Đại học Quốc gia TPHCM) trình bày các kinh nghiệm đối với “Hệ sinh thái ĐMST và Vai trò SHTT” và các chuyên gia báo cáo, chia sẻ tại Hội thảo.

Hình 8. Báo cáo viên TS. Khương Anh Dũng (Trưởng bộ phận Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm, IoT, Công nghiệp 4.0, Đại diện Kết nối Đại học về Đổi mới Sáng tạo và Đối tác Thành viênCty Bosch Global Software Technologies) chia sẻ kinh nghiệm về “Mô hình hợp tác Đại học Doanh nghiệp và ĐMST”

Với nội dung của 06 chuyên đề rất chuyên sâu được các chuyên gia có kinh nghiệm trao đổi, chia sẻ và dặc biệt là các trao đổi cụ thể về lợi ích của việc đăng ký SHTT (nhãn hiệu, GPHI, SC) với bài báo khao học; kinh nghiệm viết bảng mô tả SHTT; các thủ tục đăng ký; các đặt hàng nghiên cứu từ doanh nghiệp; mô hình hợp tác giữa đại học và doanh nghiệp; thiết lập quan hệ các bên trong CGCN,… đã làm cho Hội thảo sôi động, hấp dẫn và hữu ích cho hơn 120 giảng viên, nhà khoa học và sinh viên các trường đại học  và các đơn vị đã đăng ký đến tham dự.

Hình 9.  Chương trình Hội thảo “ Quản trị Tài sản trí tuệ trong hoạt động Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo”

         Theo kế hoạch, IPTC mong muốn sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp, Hội nghề nghiệp và đặc biệt là Khu công nghệ cao Tp.HCM, các BQL các khu chế xuất cho các hoạt động CGCN trong thời gian tới về lĩnh vực SHTT, hợp tác R&D và CGCN.

Tin: IPTC (VH và PA)




Chia sẻ