Cần lưu ý rằng quyền SHTT là một “quyền có tính lãnh thổ”, nghĩa là chúng thường chỉ được bảo hộ trong lãnh thổ một nước hoặc trong lãnh thổ một khu vực (ví dụ, trong lãnh thổ các nước thành viên của Tổ chức SHTT Châu Phi OAPI). Vì vậy một doanh nghiệp đã nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, nhãn hiệu…hợp pháp ở thị trường nội địa thì các quyền đó có thể không mang lại sự bảo hộ ở thị người nước ngoài trừ khi các quyền đó cũng đã được đăng ký và được cấp bởi cơ quan SHTT tại nước đó.

Trụ sở của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới WIPO tại Genève, Thụy Sĩ (nguồn ảnh: Eric Bridiers)

Bên cạnh cũng có một số ngoại lệ. Thứ nhất, ở một số nước có truyền thống pháp luật dựa trên “thông luật” như Úc, Ấn Độ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, nhãn hiệu có thể được bảo hộ thông qua việc sử dụng ngay cả khi chưa đăng ký, tất nhiên là ở mức độ nhất định.

Thứ hai, đối với các quyền tác giả và quyền liên quan thì cũng không cần phải đăng ký ở nước ngoài để nhận được sự bảo hộ bởi vì những quyền này đã được bảo hộ tự động ngay khi tác phẩm được định hình dưới dạng vật chất nhất định.

Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp, việc nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền SHTT là một biện pháp rất quan trọng nếu bạn muốn:

– Đáp ứng thời hạn nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền SHTT ở nước ngoài

– Hạn chế việc bị sao chép

– Tránh việc kiện tụng tốn kém

– Dễ dàng đàm phán hợp đồng chuyển giao công nghệ mà không sợ bị mất quyền SHTT vào tay người khác.

Tổng hợp: HT (theo tài liệu của WIPO.INT)




Chia sẻ