Mã số 1-2024-07315: Quy trình sản xuất cây giọt băng (Mesembryanthemum crystallinum L.) trồng bán thủy canh trong nhà lưới
Trong khuôn khổ đề án “Hỗ trợ thúc đẩy gia tăng tài sản trí tuệ đối với sáng chế & giải pháp hữu ích của Đại Học Quốc gia TPHCM giai đoạn 2024-2026 (mã số ĐA2024-52-01), nhiều kết quả nghiên cứu khoa học có giá trị được xem xét hỗ trợ đăng ký sáng chế chuyên nghiệp từ xây dựng bảng mô tả đến quá trình theo đuổi đơn.
Trung tâm IPTC xin giới thiệu đơn đăng ký sáng chế với thông tin như sau:
1. Tên sáng chế: Quy trình sản xuất cây giọt băng (Mesembryanthemum crystallinum L.) trồng bán thủy canh trong nhà lưới
2. Mã số đơn: 1-2024-07315
3. Đơn vị: Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM.
4. Tên tác giả: ThS. Võ Thị Xuân Tuyền.
5. Tình trạng: Cục Sở hữu trí tuệ công bố chấp nhận đơn theo Quyết định số: 132638/QĐ-SHTT, ký ngày 15/11/2024.
6. Giới thiệu: Quy trình sản xuất cây Giọt băng (Mesembryanthemum crystallinum L.) trồng bán thủy canh trong nhà lưới bao gồm các bước sau:
Gieo 3–5 hạt giống vào bầu ươm chứa giá thể như viên nén sơ dừa, trong điều kiện nhiệt độ từ 25–30°C, độ ẩm 60–70% và pH từ 6–6,5.
Sau 6–8 ngày, chọn lọc giữ lại một cây khỏe mạnh trên mỗi bầu. Cây con được cung cấp định kỳ hỗn hợp dinh dưỡng mỗi 6–8 ngày.
Sau 28–30 ngày, cây được chuyển ra giàn trồng với mật độ từ 40×20 cm, sử dụng giá thể là vỏ trấu hun yếm khí và hệ thống tưới nhỏ giọt tự động 3–4 lần mỗi ngày.
Dinh dưỡng thủy canh gồm hai dung dịch riêng biệt để tránh kết tủa: (1) Ca(NO₃)₂·3H₂O, NH₄NO₃, KNO₃ và Iron-DTPA 10%; (2) KH₂PO₄, MgSO₄·7H₂O, MnSO₄·H₂O, Na₂MoO₄·2H₂O, ZnSO₄·7H₂O, CuSO₄·5H₂O.
Nồng độ muối trong giá thể được duy trì từ 30–50 mM. Cây được thu hoạch sau 40–45 ngày kể từ khi trồng ra giàn, sau đó đóng gói và bảo quản ở nhiệt độ từ 4–7°C.
Quy trình giúp cây giọt băng sinh trưởng ổn định, cho năng suất và chất lượng cao, hàm lượng muối thấp, giữ được hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng. Hệ thống trồng bán thủy canh tiết kiệm nước và phân bón, dễ kiểm soát dịch bệnh, phù hợp mở rộng sản xuất theo hướng an toàn và công nghệ cao.
Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng rộng rãi tại các vùng sản xuất rau sạch trong nhà lưới tại ĐBSCL.
7.Hình quy trình và đặc điểm sản phẩm:
8.Tờ khai sáng chế
9. Quyết định chấp nhận đơn:
10.Thông tin liên hệ: Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ, Đại học Quốc gia TP.HCM.
Email: iptc@vnuhcm.edu.vn, tdcthanh@vnuhcm.edu.vn;
Website: iptc.vn
Điện thoại: 028) 37242180; Fax: (028) 37242181
VP IPTC (5/2025)