Batchi – Phân dơi bón lá Chitosan (MS: 026)

 

TÁC GIẢ

Vũ Tấn Trường – Trường đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh

Trần Hữu Toàn –  Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại

VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT:

Hiện nay, việc áp dụng những kỹ thuật công nghệ cao vào trồng trọt đang rất phát triển, nền nông nhiệp Việt Nam đã có nhiều bước tiến và chuyển mình quan trọng. Cùng với những sự phát triển đó thì cần phải có những sản phẩm, giải pháp mang tính đột phá về công nghệ.

Ngày hôm nay, dự án: Phân bón lá Batchi sẻ mang đến một sản phẩm đầy hứu hẹn cho lĩnh vực phân bón.

2.1. Ưu điểm của phân bón lá và phân bón truyền thống.

Phân bón lá là các hợp chất dinh dưỡng được hòa tan trong nước rồi phun lên lá để cây hấp thụ. Đặc biệt, thành phần của phân bón lá còn chứa nhiều yếu tố vi lượng để kích thích cho cây trồng ra lá, ra hoa nhanh hơn và khỏe hơn.

  • Hiệu suất cây hấp thụ chất dinh dưỡng qua lá lên tới 95%. Trong khi đó khi bón phân qua đất, cây chỉ sử dụng được khoảng 45 đến 50% chất dinh dưỡng.
  • Phân bón lá không chỉ cung cấp những thành phần là các nguyên tố đa lượng như lân, đạm, kali mà còn bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng và trung lượng như Cu, Zn, , Fe, Mg …vv.
  • Trong thành phần của phân còn tăng cường điều hòa sinh trưởng. Giúp tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất kích thích đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, đậu trái, giảm hiện tượng rụng trái non, trái to đẹp, phẩm chất ngon và tăng cường khả năng đề kháng chống chịu sâu bệnh.

2.2. “Phân bón lá Batchi” và những bước tiến mới.

Các phân bón lá trên thị trường hiện nay có tác dụng là cung cấp các dưỡng chất cho cây kịp thời, nhanh chóng và giải quyết được vấn đề như:

  • Hàm lượng dinh dưỡng trong phân dơi cao, rất phù hợp sử dụng để cải tạo đất có dưỡng chất hữu dụng thấp.
  • Bổ sung các chất vi lượng, đặc biệt quan trọng cho cây trong quá trình ra hoa, đậu trái.

Không dừng lại ở đó, Phân bón lá Batchi ngoài có những vai trò trên có nay đã tích hợp được khả năng tăng sức đề kháng vượt trội cho cây nhờ ứng dụng được công nghệ chiết xuất “Chitosan” – Một loại vắc xin của thực vật.

2.3. Tác dụng của Chitosan đối với cây trồng.

Trong nông nghiệp, chitosan có tác dụng kích hoạt các cơ chế phòng thủ của cây, vì vậy nó được xem như một loại vắc-xin thực vật:

  • Chitosan có hoạt tính kháng khuẩn chống lại các vi khuẩn gây bệnh trên cây
  • Chitosan có hiệu quả trong ức chế sự phát triển sợi nấm, nảy mầm bào tử của các loài nấm gây hại cho cây trồng như: Fusarium , Botrytis spp., Collectotrichum spp., Sclerotinia spp.
  • Kiểm soát hiệu quả tuyến trùng gây hại thực vật.
  • Hoạt chất kích thích tăng trưởng cây trồng.

Hình 1: Chitosan kiểm soát bệnh do vi khuẩn gây hại trên thực vật.

Đặc biệt, chitosan không ảnh hưởng tới các loại nấm có lợi như Trichoderma, Paecilomyces, Metarhizium, … vì các loại nấm này có khả năng phân hủy chitosan nhờ hoạt tính chitinolytic, hoạt tính này lại ít xuất hiện ở các loài nấm gây hại khác. Những loại nấm này thậm chí có thể sử dụng chitosan làm chất dinh dưỡng để phát triển.

 

Hình 2: Miêu tả khả năng kích thích tăng trưởng, tăng năng suất và tích lũy cao các hợp chất chống oxy hóa ( chất lượng) trong quả dâu tây khi áp dụng phun Chitosan lên lá(Nguồn: https://journals.plos.org).

2.4. Điểm khác biệt của phân bón lá Batchi

Thông thường sản phẩm phân bón lá có chứa Chitosan trên thị trường được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp. Tức sử dụng phân bón thông thường và bổ sung hoạt chất Chitosan. Nhưng đối với Phân bón lá Batchi, Chitosan được tổng hợp từ nguyên liệu chính là phân dơi hữu cơ.

Phân dơi hữu cơ được biết đến là loại phân có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất trong các loại phân hữu cơ, việc sử dụng phân dơi dạng thô, nguyên chất đã đạt được hiệu quả đáng kinh ngạc, giúp cây phát triển vượt trội, giúp ra hoa và đậu trái hiệu quả.
(Phụ lục 1).

Mặc dù phân dơi có tác động rất tích cực đối với cây trồng nhưng chúng ta chỉ mới có thể sử dụng được khoảng 70 đến 75% hiệu năng của phân dơi. Phần còn lại trong phân dơi đang tồn tại dạng chitin (một dạng Polymer hữu cơ), ở dạng này cây trồng không thể hấp thu. Sở dĩ trong phân dơi có một lượng lớn chitin là do thức ăn của dơi chủ yếu là các loại côn trùng và Chitin chính là cánh và vỏ của các loại côn trùng mà dơi đã ăn mà không thể tiêu hóa.

Trong khi đó Chitin có thể chuyển hóa thành Chitosan – một hoạt chất có tác dụng đặc biệt đối với cây trồng như đã nêu ở trên.

Để tận dụng được tối đa hiệu năng của phân dơi chúng tôi đã nghiên cứu và chiết xuất thành công Chitosan từ Chitin có trong phân dơi, tạo ra sản phẩm phân dơi bón lá Chitosan và gọi tắt là “Phân bón lá Batchi”.

Việc tổng hợp Chitosan từ phân dơi là một bài toán khó và chưa có đơn vị nào công bố làm được. Tuy nhiên đây chính là cơ hội cho chúng tôi, qua sự nghiên cứu và hỗ trợ từ Trường Đại Học Khoa Khọc Tự Nhiên, dự án “Phân bón lá Batchi” đã được chế tạo thành công. Tạo nên một bước đột phá trong lĩnh vực sản xuất phân bón lá nói chung và phân bón lá Chitosan nói riêng.

  1. ĐÃ CÓ NHỮNG GIẢI PHÁP NÀO HIỆN NAY ĐỂ XỬ LÝ VẤN ĐỀ TRÊN? HẠN CHẾ LÀ GÌ?

(Gợi ý: Hãy chứng minh vấn đề hiện chưa có giải pháp xử lý hoặc đã có nhưng vẫn còn hạn chế, chỉ ra những hạn chế đó là gì (Về công nghệ, về thị trường, về mô hình kinh doanh…))

 

Tại Việt Nam có rất nhiều nhãn hiệu phân bón lá khác nhau kể cả phân bón tích hợp Chitosan nhưng đều là phân bón lá tổng hợp.

Bảng 1. Nguyên liệu khoáng sử dụng trong sản xuất phân bón lá.

Nếu là phân bón lá hữu cơ thì nguồn nguyên liệu chủ yếu từ phụ phẩm từ các cơ sở chế biến thủy sản (Bột, đầu, ruột cá…) phụ phẩm lò giết mổ (Tiết, lông, da, móng, ruột…) chất hữu cơ (Than bùn, rác thải và phụ phẩm nông nghiệp khác như tằm, nhộng tằm, lông gà vịt…). Những nguồn nguồn liệu này đều có giá trị dinh dưỡng ít hơn rất nhiều so với việc điều chế từ phân dơi hữu cơ.

Phân bón lá thông thường chỉ có nhiệm vụ đơn lẻ là cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây. Không có tác dụng bảo vệ và tăng sức đề kháng cho cây như phân bón lá Chitosan Batchi.

Phần lớn các sản phẩm phân bón lá trên thị trường là sản phẩm nhập khẩu nên giá thành cao. Việc cạnh tranh với các sản phẩm chất lượng cao trong nước là thách thức lớn.

  1. GIẢI PHÁP BẠN ĐỀ XUẤT LÀ GÌ

4.1. Tính đổi mới sáng tạo của dự án.

Công nghệ chuyển hóa Chitin từ phân dơi thành Chitosan độc đáo, chưa có đối thủ cạnh tranh.

Chuyển hóa nguồn dinh dưỡng từ phân dơi sang dạng lỏng chứa lượng lớn hàm lượng các nguyên tố đa lượng, trung lượng, vi lượng. Chứa hàm lượng dinh dưỡng lớn nhất trong số các loại phân hữu cơ. Do có nguồn gốc từ tự nhiên nên giúp cây dễ hấp thụ hơn các dạng dinh dưỡng tổng hợp.

Sử dụng công nghệ nano bạc trong bảo quản sản phẩm, đồng thời tăng tính hiệu quả trong điều trị và phòng ngừa các loại vi khuẩn, nấm có hại cho cây. (phụ lục 2).

Sử dụng nguồn tài nguyên có sẵn tại địa phương và là phân dơi hữu cơ, tạo đầu ra cho các chủ trang trại nuôi dơi, chủ động thêm nguồn nguyên liệu bằng cách phát triển trang trại tại nhà.

Giá thành cạnh tranh so với các dòng sản phẩm phân bón lá nhập khẩu.

Sản phẩm tổng hợp bằng 100% nguyên liệu hữu cơ, giúp bảo vệ môi trường.

4.2. Mục tiêu của dự án

Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương và kết hợp công nghệ nhũ hóa Chitin cho ra mắt dòng sản phẩm phân bón lá Chitosan được chuyển hóa từ phân dơi, vừa có giá trị dinh dưỡng cao vừa có tác dụng kích hoạt các cơ chế phòng thủ cho cây trồng, tăng sức đề kháng cho cây.

Đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân về các sản phẩm nông nghiệp.

Là bước đệm đầu cho việc phát triển các dòng sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là các sản phẩm từ dơi và công nghệ chiếc xuất Chitosan.

Tạo chổ đứng của thương hiệu Việt trong thị trường phân bón lá đã bị các đối thủ nhập khẩu chiếm lĩnh thị trường từ lâu.

Phát triển sang các thị trường mục tiêu: Thái Lan, Indonesia, Malaysia (các thị trường đã có truyền thống sử dụng các sản phẩm từ dơi)

4.3. Xác định thị trường mục tiêu.

Phân bón lá Batchi muốn nhắm đến chăm sóc các cây nông nghiệp có giá trị tầm trung và tầm cao như: hoa lan, hoa hồng, bonsai …vv. Các khách hàng chủ yếu tại vùng ven Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận (Bình dương, Bình Phước, Đồng Nai, Long An). Thị trường mục tiêu sẽ thay đổi và phát triển theo từng giai đoạn của sản phẩm.

4.4. Quan sát thị trường.

Phần lớn các sản phẩm phân bón lá trên thị trường đều có xuất xứ từ Thái Lan, Mỹ, Châu Âu..vv với giá thành (chai/lit) cao từ 150.000 đến 300.000 vnd.

Về phân bón lá chứa hoạt chất Chitosan chỉ có 4 đến 6 sản phẩm trên thị trường, chủ yếu kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử chưa có sự xâm nhập mạnh vào thị trường truyền thống, thương hiệu còn rất non trẻ.

Xu hướng làm nông nghiệp sạch và chất lượng cao ngày càng phát triển từ nông thôn cho đến thành thị. Đặc biệt đối với mảng nông nghiệp đô thị đang được bỏ trống khá nhiều, chưa có nhiều sản phẩm hữu cơ sạch để phục vụ và lấp đầy lĩnh vực đầy tiềm năng này.

4.5. Phân tích SWOT

4.6. Chiến lược Markting Mix (4P)

4.6.1. Chiến lược sản phẩm (Product)

Tạo nhiều biến thể, đa dạng hóa sản phẩm từ phân dơi bón lá Chitosan (VD: thể tích: 500ml, 1 lít, 2 lít, phân dơi đã nhũ hóa chitosan và chưa nhũ hóa chitosan, dạng pha sẵn và dạng đậm đặc..vv).

Nâng cao chất lượng sản phẩm theo hướng “phòng và trị bệnh” bằng phương pháp tích hợp nano bạc nông nghiệp, tăng thêm tính năng và sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Tiến hành kiểm định thành phần tại các trung tâm như viện viện Pasteur, trung tâm Quatest 3 để tạo niềm tin với khách hàng và cải thiện chất lượng sản phẩm. (Trước đây đã kiểm định phân dơi tại trung tâm Quatest 3, nguyên liệu đầu vào của sản phẩm phân dơi bón lá chitosan).

Hình 3. Phiếu kết quả thử nghiệm phân dơi.

4.6.2. Chiến lược giá (Price).

Chiến lược giá thâm nhâp (Price Penetration): Sử dụng chiến lược định giá thâm nhập để thu hút khách hàng trong giai đoạn ban đầu. Sản phẩm được tối ưu chi phí nên giá có thể thấp hơn đối thủ từ (40 đến 60%) vẫn mang lại lợi nhuận sau khi trừ tất cả các chi phí.

Chiến lược giá theo dòng sản phẩm (Product line Pricing): Chúng tôi tạo ra nhiều biến thể sản phẩm với nhiều giá trị sản phẩm khác nhau giúp khách hàng so sánh giữa các sản phẩm nội bộ và sản phẩm của đối thủ.


4.6.3. Chiến lược phân phối (Place)

Kênh trực tiếp:

– Triển khai trưng bày tại các triễn lãm về nông nghiệp, hội thảo nông nghiệp.

– Bán hàng trên các kênh thương mại điện tử (Tiki, Lazada, Shopee, Facebook …vv).

Kênh gián tiếp

Phát triển đại lý tại Thành phố Hồ Chí Minh và (Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Long An) trong giai đoạn đầu. Mở rộng ra khu vực miền Tây và miền Trung trong các giai đoạn phát triển kế tiếp.

Phát triển đội ngũ sale và cộng tác viên bán hàng tại từng khu vực cụ thể.

4.6.4. Chiến lược xúc tiến (Promotion)

Quảng cáo.

– Viết bài quảng cáo trên các đầu báo điện tử. Đối với các đầu báo (Dân trí, Tuổi trẻ, Thanh niên, Vnexpress) thì 6 tháng viết 1 bài (chi phí từ 25.000.000 đến 30.000.000 vnd). Đối với với các bài báo nhỏ hơn thì 2 tháng viết 1 bài (chi phí từ 2.000.000 đến 3.000.000 vnd)

– Chạy chiến dịch nhận biết sản phẩm, nhận biết thương hiệu trên nền tảng Facebook ads và Google Ads. (Sử dụng những từ khóa có giá đấu thầu thấp). Kinh phí trung bình 2 triệu/tháng, chạy trong vòng 6 tháng.

– Tạo thực thể/thương hiệu trên các diễn đàn: Instagram.com, twitter.com, facebook, Reddit, Tumblr, Linkedin, Pinterest …vv

Xây dựng website quảng bá hình ảnh thương hiệu.

4.6.5. Quan hệ công chúng.

Tham gia giao lưu tại các hội thảo, sự kiện về nông nghiệp.

Tìm KOL trong lĩnh vực để xây dựng thương hiệu, tạo niềm tin cho khách hàng.

4.6.6. Lộ trình triển khai

Lộ trình triển khai
Giai đoạn Thời gian triển khai Nội dung triển khai
Giai đoạn 1: Chuẩn bị. 6 tháng – Hoàn thiện và tối ưu sản phẩm.

– Xây dựng hình ảnh cơ bản của 1 thương hiệu (Website, catalogue, prochure, tờ rơi, hồ sơ năng lực, baner, nhân sự).

– Chuẩn bị nguồn nguyên liệu ổn định trước giai đoạn sản xuất mạnh.

Giai đoạn 2: Triển khai, chinh phục thị trường mục tiêu. 2 năm. – Phát triên hệ thống phân phối, thúc đẩy bán hàng.

– Đẩy mạnh truyền thông, các chiến dịch quảng cáo, thúc đẩy sản phẩm.

– Cải thiện những thiếu sót còn tồn tại.

 

Giai đoạn 3: Phát triển danh mục sản phẩm, mở rộng thị trường mục tiêu. Sau khi kết thúc giai đoạn 2. – Phát triển những sản phẩm mới từ phân dơi.
– Mở rộng sang các khu vực khác như các tỉnh miền tây, khu vực tây nguyên, miền Bắc.
– Tìm kiếm con đường xuất khẩu sang các nước tiềm năng, có lịch sử sử dụng phân dơi (Indonesia, Malaysia, Thái Lan).

 

Tài liệu tham khảo bổ sung được nhóm tự viết và tổng hợp:

Phụ lục 1: https://techtra.vn/phan-doi-la-gi-tong-quan-ve-phan-doi-huu-co/
Phụ lục 2: https://techtra.vn/tong-quan-ve-nano-bac-5-phut-tim-hieu-tat-ca-ve-nano-bac/

 

Hãy bình chọn để ủng hộ nhóm dự án! Thời hạn bình chọn đến hết ngày 7/7/2021
394 votes
Bình chọnKết quả
Tham gia nhóm thảo luận với S&IP ngay tại: