Nongsanocop.vn – Đưa nông sản Việt Nam vươn tầm thế giới (MS: 022)

Tác giả:

Âu Kim Phụng – Trường Đại học Bình Dương

Mai Trúc Lâm – Trường Đại học Gia định

 

Mục tiêu, giá trị của sản phẩm, dịch vụ:

Việt Nam là một đất nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời, bởi các ưu thế từ thiên nhiên ban tặng cùng với sự cần cù và không ngừng sáng tạo của những người nông dân tạo nên các phẩm nông nghiệp vô cùng đa dạng và phong phú. Nông sản Việt không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn lớn mạnh ngày càng khẳng định vị thế trên trường quốc tế với hàng loạt sản phẩm có giá trị cao. Ngành nông nghiệp phát triển toàn diện, tiếp tục khẳng định vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, thông qua việc bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, tạo sinh kế, việc làm và thu nhập ổn định cho người dân nông thôn, góp phần quan trọng ổn định chính trị – xã hội và phát triển đất nước. Trong giai đoạn tới, bên cạnh các thời cơ, thuận lợi cho phát triển nhanh, bền vững, nông nghiệp, nông thôn nước ta đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới.

Năm 2018,  Chính phủ chính thức phê duyệt thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là OCOP) nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. Từ khi triển khai sản xuất kinh doanh theo OCOP, các hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp đã nâng cao được năng lực sản xuất, xây dựng thương hiệu, bao bì sản phẩm theo hướng ngày càng chuyên nghiệp. Mặc dù vậy, bà con nông dân nhìn chung vẫn còn vướn trong vòng lẩn quẩn “được mùa mất giá – được giá mất mùa”. Đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển và dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là đợt đại dịch COVID-19 cho chúng ta nhìn nhận rõ các vấn đề về tiêu thụ nông sản tại Việt Nam hiện nay. Việc kết nối khách hàng với các chủ thể OCOP để làm sao cân đối được bài toán cung – cầu trở thành yêu cầu bức thiết. Vì thế, dự án NONGSANOCOP.VN ra đời, nhằm mục đích giúp các sản phẩm chất lượng OCOP dễ dàng đến tay người tiêu dùng và khẳng định được vị thế trên thị trường hiện nay. Hơn thế đây còn là công cụ giúp các sản phẩm của bà con nông dân tiến ra thị trường thế giới.

Mục tiêu của NONGSANOCOP.VN:

  • Tạo một môi trường thúc đẩy tiêu thụ và quảng bá nông sản tươi và sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP
  • Giải quyết vấn đề cấp bách về đầu ra nông sản phẩm cho người nông dân.
  • Giúp người dùng mua được sản phẩm nông sản OCOP chất lượng và thuận tiện.
  • Về lâu dài, NONGSANOCOP.VN giúp bà con nông dân định hình được nhu cầu thị trường để từ đó có chiến lược kinh doanh sản xuất phù hợp, để không còn “được mùa mất giá – được giá mất mùa”.
  • Tăng cường chuyển đổi số kết nối tổng thể các nguồn lực hỗ trợ quản lý và tiêu thụ nông sản như: sàn giao dịch thương mại điện tử, nền tảng thanh toán trực tuyến, giao hàng trực tuyến, chăm sóc khách hàng trực tuyến, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, phân tích thông tin nhu cầu thị trường…

Đối tượng khách hàng quan trọng nhất của sản phẩm, dịch vụ.

Dự án hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử B2C cụ thể là bán và giao hàng toàn quốc thông qua trang web với nhiều mặt hàng nông sản đạt tiêu chuẩn OCOP.

Từ đó có thể khái quát chân dung khách hàng mục tiêu sử dụng trang web để mua hàng có những đặc tính:

  • Nhân khẩu học: Độ tuổi từ 16 đến 40, có thói quen và kĩ năng sử dụng internet.
  • Địa lý: toàn quốc, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hà Nội, Hải Phòng. Trong tương lai mở rộng ra phân phối toàn cầu.
  • Hành vi: có thói quen và kĩ năng sử dụng internet căn bản.
  • Tâm lý: chú trọng đến chất lượng uy tín, sự an toàn và bảo đảm của nông sản; sự thuận tiện trong việc lựa chọn hàng hóa và giao hàng nhanh chóng tận nhà.

Tính khả thi

Việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm là khả thi:

Hiện nay, ngoài thị trường tồn tại đa dạng nhiều trang thương mại điện tử và các phương tiện bán sản phẩm nông sản, trong đó có sản phẩm OCOP. Tuy nhiên tất cả đều cung cấp rất nhiều sản phẩm, mặc dù đã đạt tiêu chuẩn nhưng vẫn chưa tạo được lòng tin với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ các loại nông sản tươi sạch lại chưa được quan tâm chú trọng, đa số sẽ là đợi đến khi thị trường thật sự biến động thì mới bắt đầu đưa ra giải pháp; lúc này thì tất cả các bên đối tác đều sẽ có áp lực nặng nề, người bán áp lực về giá và bảo quản nông sản, giao hàng vận chuyển có thể gặp khó khăn, người mua cũng khó lòng an tâm khi trên thị trường quá nhiều nông sản tương tự.

Dự án tạo nên không gian kết nối, để các sản phẩm nông sản, đặc biệt là các loại nông sản, rau củ quả tươi, trái cây tươi có cơ hội tiêu thụ ngay từ khi còn ấp kén trong vườn; người nông dân và người tiêu dùng đều yên tâm vì chất lượng sẽ được giám sát và thanh lọc ngay từ đầu trong chính khu vườn. Nông sản tươi có nhiều cơ hội khẳng định vị thế, không còn vì mùa vụ mà giá cả bấp bênh kêu gào giải cứu; đây cũng chính là môi trường để người nông dân tiếp xúc với các công nghệ mới về bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạchthông qua những bài nghiên cứu khoa học và các tài liệu được chọn lọc từ các chuyên gia trong ngành. Khi dự án hoạt động ổn định, thì vấn đề du lịch tại vườn nông sản sẽ được triển khai không chỉ nhằm phục vụ tham quan du lịch mà sẽ trở thành phương tiện quảng bá nông sản tươi hái tại vườn. Thế nên, khi đưa dự án vào hoạt động là hoàn thoàn khả thi trong điều kiện thì trường hiện nay với rất nhiều loại nông sản OCOP tươi chưa đảm bảo đầu ra.

Tính độc đáo, sáng tạo

  • Kênh chuyên bán nông sản đạt tiêu chuẩn OCOP tươi sạch được thu hái tận vườn kết hợp yếu tố du lịch và quảng bá.
  • Người nông dân (hộ sản xuất, hợp tác xã) là đối tác trực tiếp của chúng tôi, phải ký cam kết thực hành sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn của OCOP.
  • Kênh kết nối trực tiếp người nông dân sản xuất đến khách hàng (mô hình từ nông trại đến bàn ăn) cắt bỏ các khâu trung gian (như thương lái) tối ưu hoá lợi nhuận.
  • Chú trọng đến việc chia sẻ giá trị cho cả người nông dân và người tiêu dùng, hình thành một mạng lưới tạo giá trị kết nối lâu dài thông qua các cộng đồng (facebook, zalo, tiktok…)
  • Cân bằng cung – cầu nông sản.

Chiến lược marketing mix:

1- Product – Sản phẩm:

Định hướng chất lượng:

Dự án hướng tới chất lượng toàn diện, chỉnh chu trong từng chi tiết của mỗi loại nông sản với tôn chỉ đặt chất lượng sản phẩm lên trên tất cả.

Các sản phẩm sẽ được lựa chọn khắc khe theo đúng tiêu chuẩn OCOP trước khi đưa lên chào bán để đảm bảo chất lượng, đồng nhất và cả nguồn cung của sản phẩm. Vấn đề bảo quản và vận chuyển được chú trọng hoàn thiện để đảm bảo rằng nông sản an toàn từ vườn đến tay người dùng.

Dịch vụ đi kèm:

  • Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, kèm các thông tin về nông sản, du lịch, sức khỏe và khoa học,
  • Các dịch vụ chăm sóc khách hàng trước và sau bán hàng

 

2- Price – Giá cả:

Định giá:

Có 02 loại định giá cho các loại hình phân phối sản phẩm:

  • Đối với khách hàng trực tiếp;
  • Đối với các đối tác hỗ trợ phân phối.

Chiến lược về giá:

Bên cạnh việc định giá, còn đưa chiến lược giá nhằm chỉnh lý giá sản phẩm cho phù hợp với từng thời điểm và hoàn cảnh:

  • Chiến lược giá đánh vào tâm lý khách hàng: mức giá sẽ phụ thuộc vào những đối tượng khách hàng (thu nhập, địa lý, mục đích,…) và kênh mua sắm.
  • Chiến lược giá khuyến mãi: cung cấp các gói sản phẩm mang tính biểu trưng, quà tặng vào các dịp đặc biệt trong năm, ngày Lễ Tết,….
  • Chiến lược giá phân theo khu vực địa lý: tùy vào khu vực, địa điểm được khách hàng để đưa ra mức giá hợp lý.
  • Discount – chiết khấu: sử dụng cho các đơn vị, đối tác, đại lý phân phối hoặc các cá nhân,… có sự hợp tác và giới thiệu khách hàng.

Phương thức thanh toán:

  • Phương thức thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng
  • Thanh toán bằng thẻ và chuyển khoản: ATM, VISA, MASTER…
  • Phương thức thanh toán bằng ví điện tử: momo, airpay, zalopay

3 – Place – Phân phối:

Xây dựng kênh phân phối:

Chú trọng đến việc chia sẻ giá trị cho cả người nông dân và người tiêu dùng, hình thành một mạng lưới tạo giá trị kết nối lâu dài thông qua các cộng đồng (facebook, zalo, tiktok…) từ đó hình thành kênh bán hàng chủ lực.

Logistics:

Dự án hướng đến việc xây dựng thành một công ty chuyên nghiệp và có quy mô lớn nên vấn đề logistics là một trong những việc quan trọng của việc xây dựng hệ thống phân phối dịch vụ:

  • Quản lý trang web:
  • Chăm sóc đối tác, khách hàng
  • Vận tải, di chuyển
  • Liên lạc với khách hàng và các thành phần tham gia trong kênh phân phối
  • Thu thập thông tin từ khách hàng và các thành phần tham gia trong kênh phân phối

Tất cả các công việc trên sẽ được số hoá một cách tối đa nhằm tiết kiệm nhân lực và có nhiều thông tin chính xác nhất hỗ trợ lãnh đạo doanh nghiệp ra quyết định.

4 – Promotion – Truyền thông:

Xúc tiến bán các sản phẩm:

  • Giảm giá trên đơn vị sản phẩm cho đơn hàng số lượng lớn
  • Chiết khấu
  • Sản phẩm tặng kèm
  • Quà tặng

PR – Quan hệ cộng đồng/công chúng:

Dự án luôn mong muốn xây dựng mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp và cộng đồng qua các bài viết trên báo, tạp chí, các câu chuyện, sự kiện, tin tức liên quan đến dịch vụ hoặc công ty nhằm quảng bá hình ảnh công ty và dịch vụ.

Các hình thức PR:

  • Các buổi phỏng vấn, gặp gỡ trò chuyện, giao lưu tiếp xúc giữa doanh nghiệp với báo chí và các cộng đồng người tiêu dùng, khách hàng mục tiêu.
  • Các bài báo khoa học và các cuộc thi.
  • Các KOLs/influencers trong nhiều lĩnh vực nhằm tăng sự tín nhiệm thương hiệu và dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng.
  • Các cuộc họp báo, hội thảo về nông nghiệp – y học – sức khỏe, hội chợ triển lãm người tiêu dùng,…
  • Xây dựng các kênh cộng đồng facebook, zalo, tiktok.

Dự án hiện đang được triển khai thử nghiệm tại trang web: http://nongsanocop.vn 

Hãy bình chọn để ủng hộ nhóm dự án! Thời hạn bình chọn đến hết ngày 7/7/2021
10 votes
Bình chọnKết quả

 

Tham gia nhóm thảo luận với S&IP ngay tại: