Theo danh sách các nhãn hiệu (trademark) đắt giá nhất Việt Nam năm 2018 do BrandFinace công bố ghi nhận nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tổng giá trị của danh sách lần này tăng khoảng 50% so với danh sách một năm trước đó.

Năm thành lập: 1989
Giá trị: 1.390 (triệu đô la Mỹ)
Tuy thị trường viễn thông trong nước tăng trưởng chậm lại, doanh thu năm 2017 của tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) vẫn tang trưởng hơn 9%, và chiếm thị phần lớn nhất với 46,7% (theo Sách trắng Công nghệ Thông tin – Truyền thông 2017). Ở mảng đầu tư nước ngoài, theo Viettel, các thị trường châu Phi và châu Mỹ tiếp tục tăng trưởng giúp doanh nghiệp này đạt mức tăng trưởng 38%. Tổng số khách hàng sử dụng viễn thông tại nước ngoài của Viettel đến cuối năm 2017 đạt hơn 43 triệu người ở 11 quốc gia. Tháng 6.2018, Viettel khai trương mạng di động nước ngoài thứ 12 tại Myanmar.

Vinamilk – 2

Năm thành lập: 1976
Giá trị: 2.282,7 (triệu đô la Mỹ)
Lần thứ ba liên tiếp công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) dẫn đầu danh sách các thương hiệu giá trị nhất do Forbes Việt Nam công bố.Là một trong các thương hiệu đại chúng nhất, sản phẩm Vinamilk, khoảng 250 sản phẩm, có mặt trong các gia đình Việt Nam, phục vụ nhiều nhóm đối tượng nhờ khả năng đáp ứng đa dạng nhu cầu. Trừ sản phẩm sữa bột, phần lớn trong chế phẩm từ sữa của Vinamilk đứng đầu về thị phần ở thị trường nội địa. Sản phẩm sữa Vinamilk cũng đã xuất khẩu sang 35 quốc gia, doanh thu xuất khẩu hằng năm chiếm tỉ trọng 12% – 15%. Những năm qua Vinamilk là một trong các công ty F&B nội địa rót nhiều tiền nhất vào quảng cáo. Không chỉ chú trọng kênh tiếp thị truyền thống, gần đây hoạt động truyền thông tiếp thị số (digital communication) của Vinamilk được đẩy mạnh qua kênh YouTube riêng và các mạng xã hội. Clip ca nhạc Vợ người ta biến tấu cho nhãn hiệu sữa bột trẻ em Dielac đã đạt hơn 100 triệu lượt xem và đoạt giải quán quân trên bảng xếp hạng Quảng cáo YouTube châu Á – Thái Bình Dương 2017.

VNPT – 3

Năm thành lập: 1995
Giá trị: 416 (triệu đô la Mỹ)
Tiền thân là tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, được chuyển thành tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) từ năm 2006, sau khi tái cấu trúc, tập đoàn hiện có mạng lưới dịch vụ phủ song ở toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. VNPT hiện có khoảng 30 triệu thuê bao di động, gần 10 triệu thuê bao điện thoại cố định và thuê bao Internet. Do lịch sử hình thành và phát triển, các công ty trực thuộc VNPT có thế mạnh nhất định trong cung ứng dịch vụ như viễn thông quốc tế, điện toán và truyền số liệu… VNPT hiện chiếm gần 50% thị phần Internet cáp quang ở Việt Nam. Với slogan “Cuộc sống đích thực trong kỷ nguyên số”, các đơn vị thành viên của VNPT tập trung phát triển các sản phẩm, giải pháp công nghệ mới như giải pháp nông nghiệp thông minh, kết nối các thiết bị thông minh trong nhà. Về người sử dụng, tháng 6.2018, VNPT ra mắt ứng dụng My VNPT để khách hàng có thể quản lý trực tuyến các dịch vụ mà mình sử dụng như Internet, di động, cố định…

Vinhomes – 4

Năm thành lập: 2008
Giá trị: 384 (triệu đô la Mỹ)
Vinhomes là thương hiệu bất động sản cao cấp của tập đoàn Vingroup. Các dự án của Vinhomes đều có vị trí đắc địa tại các tỉnh thành trọng điểm, nổi bật nhất là các dự án Vinhomes Royal City, Vinhomes Times City (Hà Nội), Vinhomes Central Park, Vinhomes Golden River (TP.HCM). Điểm chung các dự án mang thương hiệu Vinhomes cung cấp cho cư dân cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện tại: hệ thống trường học Vinschool, bệnh viện hoặc ph.ng khám quốc tế Vinmec, tổ hợp mua sắm, giải trí – ẩm thực Vincom và hệ thống siêu thị VinMart, cửa hàng tiện ích – siêu thị mini VinMart+. Năm 2018, Vinhomes xác lập kỷ lục khi giá trị công ty được định giá 13,5 tỉ đô la Mỹ qua đợt IPO chào bán cho nhà đầu tư nước ngoài. Đây là dấu mốc mà theo các chuyên gia phân tích, giới kinh doanh chứng khoán, có thể rất lâu mới có một doanh nghiệp tư nhân trong nước có thể vượt qua. Theo công ty nghiên cứu, môi giới bất động sản CBRE, Vinhomes hiện là thương hiệu bất động sản nhà ở hàng đầu Việt Nam với thị phần khoảng 15% tính trên tổng số lượng căn hộ đã bán tại hai thị trường TP.HCM và Hà Nội giai đoạn 2015 – 2017. Vinhomes sở hữu một quỹ đất bao gồm các dự án đã mở bán và các dự án đang phát triển lên tới 16.410 héc ta tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Hải Ph.ng, Quảng Ninh… và hiện tại c.n 90% chờ phát triển. Tiền thân của Vinhomes là công ty cổ phần Đô thị BIDV – PP, được thành lập vào đầu năm 2008 với dự án đầu tiên là t.a tháp đôi Vincom BIDV Bà Triệu (Hà Nội). Công ty bất động sản này đang có kế hoạch triển khai các dự án bất động sản có giá bán trung b.nh mang tên VinCity.

Sabeco – 5

Năm thành lập: 1975
Giá trị: 393 (triệu đô la Mỹ)
Tổng công ty Rượu – Bia – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) có lịch sử hơn 140 năm đang dẫn đầu thị trường bia Việt Nam với hơn 40% thị phần và sản lượng 1,7 tỉ lít bia năm 2017. Được biết đến nhiều nhờ các sản phẩm như Sài Gòn Special,Sài G.n Export, hay Sài G.n Lager, bia 333 của doanh nghiệp này nằm trong tốp 5 thương hiệu bia nổi bật trên truyền thông x. hội năm 2017 (theo báo cáo của Younet Media), cùng với những thương hiệu bia ngoại như Heineken hay Tiger. Sau khi bán hơn 53% cổ phần cho ThaiBev, Sabeco đang hướng tới tăng thị phần lên 50% thông qua hệ thống phân phối của h.ng bia Thái Lan.

Mobifone – 6

MobiFone được thành lập ngày 16/04/1993 với tên gọi ban đầu là Công ty thông tin di động. Ngày 01/12/2014, Công ty được chuyển đổi thành Tổng công ty Viễn thông MobiFone, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, kinh doanh trong các lĩnh vực: dịch vụ viễn thông truyền thống, VAS, Data, Internet & truyền hình IPTV/cable TV, sản phẩm khách hàng doanh nghiệp, dịch vụ công nghệ thông tin, bán lẻ và phân phối và đầu tư nước ngoài.

VinaPhone  – 7

Năm thành lập: 1996
Giá trị: 308 (triệu đô la Mỹ)
Sau 22 năm hoạt động, tổng công ty Dịch vụ viễn thông (VinaPhone) hiện là nhà mạng di động lớn thứ ba thị trường, xếp sau Viettel và MobiFone. Nhà mạng với slogan “Không ngừng vươn xa” này trong thời gian gần đây nỗ lực làm mới m.nh bằng các dịch vụ cộng thêm trên di động, cũng như các hoạt động thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Trong cuộc khảo sát kéo dài hai tháng kể từ tháng 1.2018 nhằm đánh giá mức độ hài lòng của người tiêu dùng do IDG Việt Nam và hội Truyền thông số tổ chức, VinaPhone được xếp đầu về nhà mạng cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng di động. Việc b.nh chọn “Nhà mạng có chất lượng dịch vụ Internet băng thông rộng di động – MBP tiêu biểu” được IDG Việt Nam thực hiện dựa trên bốn tiêu chí gồm: tốc độ tải dữ liệu, tốc độ đăng dữ liệu, sử dụng dịch vụ truyền h.nh và sử dụng mạng x. hội. Năm 2017, theo kết quả khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của người tiêu dùng tại Việt Nam do IDG thực hiện, VinaPhone đã được bình chọn là nhà mạng 4G có chất lượng chăm sóc khách hàng tiêu biểu. Tháng 3 năm nay, doanh nghiệp trực thuộc tập đoàn Bưu chính Viễn thông này tổ chức cuộc thi âm nhạc dành cho các ban nhạc trong nước. Sự kiện âm nhạc ngoài trời mang tên NEX by VinaPhone với sự tham gia của nhóm nhạc Above & Beyond được Buzzmetrics xếp thứ năm trong 10 sự kiện được nhắc đến nhiều nhất trên mạng xã hội trong tháng 5.2018.

Vietnam Airline – 8

Lịch sử của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bắt đầu từ tháng Giêng năm 1956, khi Cục Hàng không Dân dụng được Chính phủ thành lập, đánh dấu sự ra đời của Ngành Hàng không Dân dụng ở Việt Nam. Vào thời điểm đó, đội bay còn rất nhỏ, với vẻn vẹn 5 chiếc máy bay cánh quạt IL 14, AN 2, Aero 45… Chuyến bay nội địa đầu tiên được khai trương vào tháng 9/1956.Giai đoạn 1976 – 1980 đánh dấu việc mở rộng và khai thác hiệu quả nhiều tuyến bay quốc tế đến các các nước châu Á như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Singapore. Vào cuối giai đoạn này, hàng không dân dụng Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).
Tháng 4 năm 1993, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức hình thành với tư cách là một đơn vị kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của Nhà nước. Vào ngày 27/05/1995, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt

Vietinbank – 9

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập vào ngày 26/3/1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.30 năm xây dựng và phát triển:1. Giai đoạn I (từ tháng 7/1988 – 2000): Thực hiện việc xây dựng và chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp: Ngân hàng Công Thương (Nay là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – VietinBank) hình thành và đi vào hoạt động.2. Giai đoạn II (từ năm 2001 – 2008): Thực hiện thành công đề án tái cơ cấu Ngân hàng Công Thương về xử lý nợ, mô hình tổ chức, cơ chế chính sách và hoạt động kinh doanh.3. Giai đoạn III (từ năm 2009 – 2013): Thực hiện thành công cổ phần hóa, đổi mới mạnh mẽ, phát triển đột phá các mặt hoạt động ngân hàng.4. Giai đoạn IV (từ năm 2014 đến nay): Tập trung xây dựng và thực thi quản trị theo chiến lược, đột phá về công nghệ, tiếp tục đổi mới toàn diện hoạt động ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh gắn với bảo đảm hiệu quả, an toàn, bền vững.

BIDV – 10


Ngày thành lập 26/4/1957   Với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài chính.Năm 1981  Đổi tên thành Ngân hàng Ðầu tư và xây dựng Việt Nam, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước  Việt Nam.Năm 1990  Đổi tên thành Ngân hàng Ðầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV). Từ tháng 12/1994 chuyển đổi mô hình hoạt động theo mô hình Ngân hàng Thương mại.Tháng 5/2012  Thực hiện cổ phần hoá, chuyển đổi thành Ngân hàng TMCp Đầu tư và phát triển Việt NamTháng 1/2014  Niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (mã Chứng khoán: BID).Tháng 5/2015 Thực hiện sát nhập với ngân hàng MHB. Sau khi sát nhập với MHB, BIDV trở thành ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong số các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Theo: BrandFinace, IPTC tổng hợp



Chia sẻ