Để chuẩn bị một đơn đăng ký sáng chế, trước hết nhà nghiên cứu phải viết Bản mô tả sáng chế. Bản mô tả sáng chế chứa đựng nhiều thông tin hữu ích như tên sáng chế, chủ sở hữu, tác giả, bản chất kỹ thuật sáng chế cần bộc lộ, phạm vi và điểm yêu cầu bảo hộ…

Bây giờ hãy xét một ví dụ về bản mô tả của sáng chế liên quan đến bút chì có tẩy và gắn đèn trên đó. Như vậy điểm yêu cầu bảo hộ của sáng chế này có thể được viết như sau:

“1. Thiết bị, bao gồm:

Bút chì;

tẩy gắn trên một đầu của bút chì;

Và đèn gắn vào giữa bút chì.

Trong điểm yêu cầu bảo hộ này, bằng cách sử dụng cụm từ mở “bao gồm”, chúng ta đã mở rộng phạm vi của sáng chế để bao gồm các yếu tố hoặc giới hạn khác. Trong ngôn ngữ hằng ngày, cụm từ “bao gồm” có thể có nghĩa là sự “kết hợp”, “chứa đựng” hoặc “bao hàm” và “kể cả” thì trong soạn thảo yêu cầu bảo hộ sáng chế do cần có sự chắc chắn về mặt pháp lý nên thường được giải thích theo nghĩa rộng hơn như “kết hợp”, “chứa” hoặc “bao hàm”.

Từ ví dụ trên ta có thể hiểu được nhiều nhà khoa học ngại viết bản mô tả vì ngoài đòi hỏi đáp ứng các tiêu chí để cấp Bằng sáng chế như tính mới, tính sáng tạo (trình độ sáng tạo, tính không hiển nhiên), sản xuất công nghiệp (áp dụng công nghiệp) thì để viết được một bản mô tả tốt cần phải hiểu được bản chất kỹ thuật, Luật SHTT, Luật Thương mại sao cho phạm vi bảo hộ của sáng chế rộng nhất có thể.

Những đòi hỏi kỹ năng phức tạp như trên đôi lúc làm nản lòng các nhà nghiên cứu và do đó, họ rất dễ bỏ cuộc. Trong trường hợp cần thiết, nhà nghiên cứu nên kết hợp với các tổ chức đại diện SHTT (như IPTC), họ có các quản trị viên sở hữu trí tuệ, là những người đã được Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức SHTT thế giới đào tạo, trang bị các kỹ năng về tư duy, kỹ năng viết bảng mô tả sáng chế đáp ứng các chuẩn mực trong nước và quốc tế. Việc này sẽ rút ngắn rất nhiều thời gian để các nhà nghiên cứu đạt được bằng sáng chế cho sản phẩm nghiên cứu của mình.

Tổng hợp: Hữu Thống

 




Chia sẻ