1. DOANH NGHIỆP KH&CN ĐƯỢC HƯỞNG NHỮNG ƯU ĐÃI GÌ?

Chính phủ đã ban hành Nghị định 13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 trong đó hàng loạt chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp khoa học công nghệ sẽ được thực hiện từ ngày 20/03/2019, cụ thể:

Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

Thu nhập của doanh nghiệp khoa học công nghệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp:

– Được miễn thuế 04 năm đầu thành lập, và

– Giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo.

Điều kiện để được hưởng ưu đãi trên là doanh thu của sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu của doanh nghiệp.

Các tài sản trí tuệ như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp…là một trong những kết quả hình thành từ hoạt động nghiên cứu KH&CN cũng là một tiêu chí xét công nhận doanh nghiệp KH&CN

Ưu đãi tín dụng

Các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ của doanh nghiệp khoa học công được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Doanh nghiệp khoa học công nghệ có tài sản thế chấp được hỗ trợ cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi suất vay tối đa 50% lãi suất vay vốn ngân hàng thương mại thực hiện cho vay

Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước

Doanh nghiệp khoa học công nghệ được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tiếp nhận hồ sơ của người sử dụng đất xác định diện tích đất được miễn, giảm cho mục đích khoa học và công nghệ.

2. QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Căn cứ pháp lý:

Việc đăng ký chứng nhận Doanh nghiệp KH&CN cho các cá nhân và tổ chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay căn cứ trên các văn bản quy phạm pháp luật như sau:

– Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ;(download)

– Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ. (download)

– Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18/6/2008 của liên Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ.(download)

– Thông tư liên tịch số 17/2012/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 10/9/2012 của liên Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18/6/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ.(download)

– Quyết định số 187/QĐ-SKHCN ngày 26/4/2013 của Sở Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy định trình tự, thủ tục đăng ký chứng nhận Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ. (download)

Điều kiện để được chứng nhận Doanh nghiệp KH&CN:

Doanh nghiệp được chứng nhận là doanh nghiệp KH&CN khi đáp ứng các điều kiện sau:

1- Đối tượng thành lập doanh nghiệp KH&CN hoàn thành việc ươm tạo và làm chủ công nghệ từ kết quả KH&CN được sở hữu, sử dụng hợp pháp hoặc sở hữu hợp pháp công nghệ để trực tiếp sản xuất thuộc các lĩnh vực:

– Công nghệ thông tin – truyền thông, đặc biệt công nghệ phần mềm tin học;

– Công nghệ sinh học, đặc biệt công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thủy sản và y tế;

– Công nghệ tự động hóa;

– Công nghệ vật liệu mới, đặc biệt công nghệ nano;

– Công nghệ bảo vệ môi trường;

– Công nghệ năng lượng mới;

– Công nghệ vũ trụ;

– Một số công nghệ khác do Bộ KH&CN quy định.

2- Chuyển giao công nghệ hoặc trực tiếp sản xuất trên cơ sở công nghệ đã ươm tạo và làm chủ hay sở hữu hợp pháp công nghệ được quy định theo các lĩnh vực nêu trên.

Quy trình thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ

  1. Thành lập doanh nghiệp và đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH&CN
  2. Trình tự thành lập doanh nghiệp và đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH&CN
  3. a) Thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
  4. b) Đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH&CN tại Sở Khoa học và Công nghệ.
  5. Hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH&CN bao gồm:
  6. a) Giấy đề nghị chứng nhận doanh nghiệp KH&CN (Mẫu 1);
  7. b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Bản sao có chứng thực trong trường hợp Hồ sơ được gửi qua đường bưu điện);
  8. c) Dự án sản xuất, kinh doanh, trong đó những nội dung liên quan đến kết quả KH&CN là cơ sở đề nghị chứng nhận doanh nghiệp KH&CN (Mẫu 2);
  9. d) Các văn bản xác nhận quyền sử dụng hoặc sở hữu hợp pháp các kết quả KH&CN (sao y bản chính).
  10. Số lượng hồ sơ: 01 bộ chính và 05 bộ photo.
  11. Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
  12. Chuyển đổi tổ chức KH&CN công lập để thành lập Doanh nghiệp KH&CN

Tổ chức KH&CN công lập có thể chuyển đổi một bộ phận hoặc toàn bộ tổ chức để thành lập Doanh nghiệp KH&CN

  1. Trình tự chuyển đổi tổ chức KH&CN công lập để thành lập Doanh nghiệp KH&CN
  2. a) Tổ chức KH&CN công lập xây dựng Đề án chuyển đổi và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án chuyển đổi;
  3. b) Cơ quan có thẩm quyền (cơ quan chủ quản trực tiếp) phê duyệt Đề án chuyển đổi kiểm tra, thẩm định tính khả thi của Đề án chuyển đổi để xem xét, quyết định phê duyệt đề án chuyển đổi;
  4. c) Thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
  5. d) Đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH&CN tại Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
  6. Hồ sơ đăng ký chứng nhận Doanh nghiệp KH&CN bao gồm:
  7. a) Giấy đề nghị chứng nhận doanh nghiệp KH&CN (Mẫu 1);
  8. b) Quyết định phê duyệt Đề án của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Mẫu 3);
  9. c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Bản sao có chứng thực trong trường hợp Hồ sơ được gửi qua đường bưu điện);
  10. d) Các văn bản xác nhận quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp hoặc sở hữu hợp pháp các kết quả KH&CN (sao y bản chính);
  11. Số lượng hồ sơ: 01 bộ chính và 05 bộ photo.
  12. Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
  13. Đăng ký bổ sung sản phẩm, hàng hoá hình thành từ kết quả KH&CN
  14. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
  15. a) Văn bản đề nghị bổ sung sản phẩm, hàng hoá KH&CN
  16. b) Bản sao Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN.
  17. c) Dự án sản xuất kinh doanh (Mẫu 2)
  18. d) Các văn bản xác nhận quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp hoặc sở hữu hợp pháp các kết quả KH&CN đăng ký bổ sung (sao y bản chính).
  19. Số lượng hồ sơ: 01 bộ chính và 05 bộ photo.
  20. Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
  21. Cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN
  22. Trường hợp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN bị mất, doanh nghiệp KH&CN có trách nhiệm khai báo với cơ quan công an xã, phường thị trấn nơi mất và thông báo ít nhất 03 (ba) lần trên phương tiện thông tin đại chúng. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày có thông báo lần cuối, doanh nghiệp đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN, hồ sơ gồm:
  23. a) Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  24. b) Văn bản, tài liệu chứng minh doanh nghiệp đã thông báo về việc mất Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN trên phương tiện thông tin đại chúng.
  25. Trường hợp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN bị rách, nát, doanh nghiệp KH&CN đăng ký cấp lại, hồ sơ bao gồm:
  26. a) Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  27. b) Bản chính Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN.
  28. Trường hợp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN bị tiêu hủy, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có văn bản đề nghị để được cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN trong đó nêu rõ lý do.
  29. Trường hợp doanh nghiệp KH&CN thay đổi thông tin liên quan đến tên gọi, đăng ký doanh nghiệp, người đứng đầu doanh nghiệp đề nghị cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN, hồ sơ bao gồm:
  30. a) Văn bản đề nghị cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  31. b) Bản chính Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN;

c/ Văn bản, tài liệu chứng minh về sự thay đổi thông tin liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

  1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
  2. Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.

Đăng ký và giải quyết hồ sơ:

  1. Thời hạn xem xét cấp Giấy chứng nhận Doanh nghiệp KH&CN hoặc cấp danh mục bổ sung sản phẩm, hàng hoá hình thành từ kết quả KH&CN là 30 ngàylàm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp.

Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN hoặc danh mục bổ sung sản phẩm, hàng hoá hình thành từ kết quả KH&CN, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Sở Khoa học và Công nghệ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

  1. Sở Khoa học và Công nghệ xem xét cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN trong thời hạn 10 ngàylàm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp.
  2. Kinh phí: Doanh nghiệp không phải nộp lệ phí đăng ký.

Tổng hợp: HT

Để có thông tin chi tiết về hồ sơ phù hợp với doanh nghiệp của mình, vui lòng liên hệ Văn phòng IPTC theo thông tin bên dưới




Chia sẻ