Phạm vi bảo hộ của một sáng chế rộng hay hẹp phụ thuộc vào bản mô tả sáng chế, mà cụ thể hơn là các yêu cầu bảo hộ trong đó. Đó đồng thời là sự thể hiện cách thực hiện ý tưởng của tác giả sáng chế. Nó giống như một hàng rào bao xung quanh để đánh dấu phạm vi ngôi nhà của bạn ngăn không cho người khác xâm nhập khi chưa được phép.

Một bản mô tả sáng chế tốt phụ thuộc rất nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là kỹ năng trình bày, soạn thảo bản mô tả sao cho đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ.

Nhận thấy vai trò quan trọng của bản mô tả sáng chế đối với các tác giả có nhu cầu đăng ký bảo hộ SHTT sáng chế, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử, cơ khí, được sự chỉ đạo của ĐHQG-HCM, Trung tâm SHTT&CGCN IPTC phối hợp với Cục SHTT Việt Nam tổ chức “Chương trình tập huấn dành cho cán bộ chuyên trách về sở hữu trí tuệ của các trường đại học, viện nghiên cứu trong mạng lưới TISC/IP-Hub*”. Trong đó, các học viên sẽ được trang bị các kỹ năng như:

1. Kỹ năng soạn thảo yêu cầu bảo hộ của sáng chế

2. Kỹ năng soạn thảo bản mô tả sáng chế (cơ bản)

3. Tra cứu tình trạng kỹ thuật và soạn thảo bản mô tả trong lĩnh vực cơ khí, điện tử

Cụ thể:

– Thời gian: chương trình được tổ chức trong 3 ngày từ 14 đến 16/8/2019

– Địa điểm: Hội trường A4 Trường Đại học Bách khoa ĐHQG-HCM, 268 Lý Thường Kiệt, quận 10

– Giảng viên: chuyên gia của Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam

– Đối tượng phù hợp: cán bộ quản lý khoa học, sở hữu trí tuệ, giảng viên – nhà khoa học tại các trường đại học -viện nghiên cứu và doanh nghiệp

Chương trình đã thu hút sự tham gia của hơn 100 cán bộ quản lý, giảng viên, nhà khoa học đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm chuyển giao công nghệ trong và ngoài ĐHQG-HCM.

Một số hình ảnh tạo khoá tập huấn:

*Mạng lưới các Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ trong các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp (TISC), theo sáng kiến của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), được thành lập nhằm mục tiêu: Hỗ trợ việc tiếp cận với thông tin khoa học công nghệ chất lượng cao và các dịch vụ liên quan, khai thác tiềm năng đổi mới sáng tạo và xác lập, bảo vệ và quản lý quyền sở hữu trí tuệ; Gia tăng số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp nói chung, sáng chế nói riêng của chủ đơn Việt Nam, đặc biệt là từ các trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp. Mạng lưới TISC của Việt Nam hiện nay có 35 thành viên là các viện nghiên cứu, trường đại học ở cả ba miền.

Bên cạnh Mạng lưới TISC, Cục Sở hữu trí tuệ cũng đồng thời chủ trì Mạng lưới IP-HUB theo mô hình trục xoay và nan hoa thuộc Dự án Môi trường Sở hữu trí tuệ Kiến tạo (EIE) của WIPO. Trong số các thành viên Mạng lưới TISC của Việt Nam, WIPO đã phỏng vấn lựa chọn ra 12 thành viên tham gia vào Mạng lưới IP-HUB. Trong khi mục tiêu của Mạng lưới TISC là tập trung vào việc khai thác thông tin sáng chế, thúc đẩy đăng ký sáng chế thì mục tiêu của Mạng lưới IP-HUB là trang bị kiến thức, kỹ năng về chuyển giao công nghệ, thương mại hóa tài sản trí tuệ

Từ năm 2019, Đại học Quốc gia TP. HCM là một thành viên tích cực của cả hai mạng lưới TICS và IP-HUB

Tài liệu hội thảo tải về tại: http://iptc.vn/tailieu

Tin và hình: Hữu Thống




Chia sẻ